(SK&MT) - Từ ngày 22-23/9/2020, Cục An toàn thực phẩm tổ chức Cuộc họp Hợp phần 4 của ASEAN về đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP)) lần thứ 5 dưới hình thức trực tuyến. Hội nghị Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN năm 2015 đã thông qua Chương trình Nghị sự Phát triển Y tế ASEAN giai đoạn 2016-2020 trong đó để đạt được các mục tiêu chung các nước phải triển khai 4 Hợp phần, Hợp phần 4 là đảm bảo ATTP.
Theo nguyên tắc luân phiên, giai đoạn 2018-2020 Việt Nam là nước chủ trì các hoạt động về ATTP của Hợp phần 4.
Do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên các quốc gia thành viên ASEAN đã thống nhất họp Cuộc họp Hợp phần 4 của ASEAN dưới hình thức trực tuyến.
PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm.
Tham dự Cuộc họp lần này có khoảng 70 đại biểu đến từ 10 quốc gia thành viên ASEAN và các tổ chức quốc tế như: WHO, FAO, EU ARISE Plus...
Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự cuộc họp gồm 10 đại biểu do TS. Nguyễn Hùng Long – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm là trưởng đoàn, đồng thời là chủ trì cuộc họp và các đại biểu đến từ Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo ThS. Đỗ Hữu Tuấn, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, xuất phát điểm của công tác quản lý ATTP ở Việt Nam thấp hơn các nước trên thế giới và trong khu vực (Nhật Bản có quy định về ATTP từ năm 1947, Việt Nam năm 2010). Dẫu vậy, Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý, phù hợp với các quốc gia trong khối ASEAN. Ông Tuấn cho biết, chế tài về xử phạt vi phạm hành chính về ATTP ở Việt Nam cơ bản đã đầy đủ, mức xử phạt răn đe hơn.
Thời gian tới Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước theo Chỉ thị số 13, thực hiện và chỉ đạo các địa phương thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.
Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm ATTP cho nhân dân, gồm cả giải pháp về mô hình quản lý ATTP, trước mắt sẽ thí điểm và mở rộng thanh tra chuyên ngành ATTP tại quận/huyện, xã/phường của 9 tỉnh/thành phố theo Quyết định 47/2018/QĐ-TTg ngày 26/11/2018. Kết quả thí điểm sẽ là cơ sở để xem xét đề nghị Quốc hội sửa đổi các luật liên quan để áp dụng cho cả nước.
Nghị định 115 sẽ thay đổi căn bản phương thức quản lý ATTP từ tiền kiểm sang hậu kiểm (kiểm tra sau công bố, sau khi sản xuất kinh doanh).
Bộ Y tế đặc biệt phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Công an, Công Thương (quản lý thị trường, quản lý thương mại điện tử) thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, xử lý vi phạm về quảng cáo, hàng giả, hàng nhái, không bảo đảm ATTP, hàng xách tay, bán hàng online vi phạm, xử lý các đơn vị phát hành quảng cáo sai quy định...
Tăng cường kiểm tra chuyên ngành về vệ sinh ATTP tại các địa phương.
PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, mục tiêu của cuộc họp là để đánh giá lại các hoạt động về ATTP của các nước ASEAN trong giai đoạn 2016-2020. Đồng thời, tìm ra giải pháp để đạt được khung pháp lý về ATTP giữa các nước ASEAN. Ông Phong nhấn mạnh thêm: “Mục tiêu cuối cùng là để thực phẩm của các nước ASEAN an toàn với người tiêu dùng. Ngoài ra, đưa tiêu chuẩn ATTP của các nước ASEAN hài hòa với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế”.
TS. Nguyễn Hùng Long cho biết, tiến độ thực hiện của các mục tiêu về đảm bảo ATTP đã được đề ra, bao gồm: Đưa ra các hướng dẫn để xây dựng giải pháp kiểm soát nguy cơ ATTP; Tăng cường cơ chế trao đổi thông tin và phản ứng nhanh sự cố ATTP; Tăng cường hợp tác liên ngành; Xây dựng, củng cố cơ chế và năng lực của hệ thống giám sát thực phẩm quốc gia, hướng đến rút ngắn sự cách biệt giữa các nước thành viên ASEAN.
Tại Cuộc họp lần này, các đại biểu sẽ đánh giá thảo luận các kết quả hoạt động giai đoạn 2016-2020 và đề ra nhiệm vụ, kế hoạch 2021-2025 nhằm đạt được mục tiêu chung của ASEAN là xây dựng một hệ thống kiểm soát ATTP hài hoà trong khu vực và quốc tế, góp phần cải thiện sức khỏe người dân, thúc đẩy tiếp cận thực phẩm và nước uống an toàn, vệ sinh.
THANH TUẤN
Rác thải nhựa khiến hàng triệu người trên thế giới có nguy cơ hứng chịu lũ lụt
Giải pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
Cần xử lý tình trạng cố tình “chây ì” không khắc phục vi phạm ảnh hưởng đến đất và môi trường sống
Ứng Hòa - Hà Nội: Cần xử lý việc bán “đất thải” trái quy định
Miền Bắc trời chuyển mát từ sáng 8/5
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản
Mỹ Đức - Hà Nội: Cần xử lý nạn ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất - kinh doanh vật liệu
Tam Dương (Vĩnh Phúc): Người dân bức xúc vì ô nhiễm từ trang trại lợn tại xã Hướng Đạo
Nghệ An: Xử phạt cơ sở tái chế dầu nhớt thải nguy hại trái phép