(SK&MT) - Giám đốc điều hành Trung tâm quốc gia về các bệnh lây nhiễm (NCID) Singapore Leo Yee Sin cho biết, đối với biến thể Delta, tiêm phòng thôi là chưa đủ. Nói cách khác, hãy tiếp tục đeo khẩu trang, rửa tay sạch và nâng cao cảnh giác nếu bạn muốn được bảo vệ cho dù đã tiêm phòng.
Tờ Straits Times dẫn lời bà Leo nói, điều này cũng có nghĩa rằng Singapore chưa thể từ bỏ cuộc chiến chống căn bệnh này. “Nếu năm 2020 tôi nỗ lực 100%, thì năm nay tôi phải cố gắng 200%, bởi vì biến thể Delta buộc chúng ta phải làm như vậy. Chúng ta không thể chỉ dựa vào mỗi vắc xin”, bà Leo nói.
Giáo sư Leo nói, có ba đặc tính khiến biến thể Delta trở nên lây nhiễm hơn so với các biến thể trước. Đầu tiên, người nhiễm biến thể Delta sẽ sản sinh ra lượng virus lớn hơn. Các nghiên cứu quốc tế cho thấy, biến thể Delta có thể bám chặt hơn vào đường hô hấp trên của con người, khiến nó dễ lây truyền cho người khác. Tiếp đó, biến thể này làm giảm thời gian ủ bệnh, khiến nó dễ lây cho người khác hơn. Nếu các đợt bùng phát không được kiểm soát thích hợp, Singapore có thể chứng kiến các ca nhiễm tăng với cấp số nhân. Giáo sư Leo nói: “Đó là điều mà chúng ta phải nhớ - loại virus này có thể khiến các ca nhiễm trong cộng đồng tăng nhanh”.
Hiện nay, Singapore đã chứng kiến các ca nhiễm mới tăng trong tháng 8 với một số chùm ca nhiễm lớn xuất hiện ở trung tâm mua sắm, ký túc xá công nhân nhập cư và điểm đổi xe buýt.
Đầu tuần này, Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong đã công bố các biện pháp mới nhằm làm chậm lại sự lây lan của virus và có thêm thời gian để mọi người tiêm phòng. Những biện pháp này được đưa ra vì các loại vắc xin hiện tại có thể ngăn ngừa các ca bệnh nặng, nhưng lại ít hiệu quả trong việc ngăn ngừa lây nhiễm, đặc biệt là do biến thể Delta.
Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cho biết, vaccine có hiệu quả khoảng 40% trong việc ngăn ngừa các ca mắc, và khả năng bảo vệ của vaccine có thể giảm dần sau vài tháng. Dù vậy, Giáo sư Leo cho rằng, mỗi phần trăm trong độ phủ caccine toàn quốc được tăng lên đều có thể trở thành "những lợi ích đáng kể" trong việc bảo vệ người dân, đặc biệt là người cao tuổi.
Đức Linh
Khi nào trẻ từ 12-17 tuổi tiêm nhắc vaccine phòng Covid-19 mũi 3?
Phòng khám đa khoa hướng dương - địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy
Chăm sóc hệ tiêu hóa giúp tạo nên "thành trì" hệ miễn dịch
Bộ Y tế: Khẩn tương “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng vaccine Covid-19 trước 1/6/2022
Khuyến cáo về bệnh viêm gan chưa rõ nguyên nhân ở trẻ
Bệnh viện Sóc Trăng đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho bệnh nhân 102 tuổi
Chính thức dừng khai báo y tế nội địa