(SK&MT) - Thực hiện chuyên đề “Nhận diện công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các trường học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, là tỉnh có 9 huyện/thành phố, tính đến tháng 12/2022, giáo dục mầm non có 177 trường MN và 211 cơ sở độc lập tư thục, gồm có 3.322 nhóm/lớp, huy động được 78.212 trẻ ra nhóm/lớp. tỷ lệ trẻ ra nhóm trẻ đạt 29%, trẻ mẫu giáo đạt 99,9%. Phóng viên tòa soạn Sức khỏe và Môi trường đã triển khai nghiên cứu thực tiễn tại một số trường mầm nonn huyện Yên Lạc.
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.
Đồng thời khẳng định, thời gian vừa qua, công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục đã được các địa phương quan tâm và kịp thời chỉ đạo, tạo sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tại một số tỉnh/thành phố có cơ sở giáo dục vẫn xảy ra tình trạng không bảo đảm an toàn thực phẩm khi tổ chức bữa ăn học đường cho trẻ em và học sinh, sinh viên, gây hậu quả nghiêm trọng.
Nhằm bảo đảm sức khỏe, tính mạng cho người học khi tổ chức bữa ăn học đường, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở GD&ĐT, sở y tế, UBND các quận, huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các cơ quan liên quan tại địa phương hướng dẫn, chỉ đạo các các cơ sở giáo dục trên địa bàn tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đồng thời yêu cầu các địa phương nghiêm túc thực hiện các quy định của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 155 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ Y tế (Lĩnh vực an toàn thực phẩm); Thông tư liên tịch số 08 của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh an toàn tực phẩm trong các cơ sở giáo dục; Thông tư liên tịch số 13 của Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế quy định về công tác y tế trường học; Chỉ thị số 4316 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục và các văn bản, tài liệu hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT, Bộ Y tế về bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các địa phương phải tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục (nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục), giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh về việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng chống các dịch bệnh lây truyền qua thực phẩm và ngộ độc thực phẩm trong trường học.
Các cơ sở giáo dục phải kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và các khâu: chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong các cơ sở giáo dục; tuân thủ quy trình giao nhận, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm theo đúng quy định. Sử dụng thực phẩm đã được nấu chín và nước đã được đun sôi. Nghiêm cấm không để các cơ sở sản xuất, cung cấp thực phẩm không đảm bảo đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm, không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cung cấp thực phẩm hoặc suất ăn cho các trường học.
Thực tiễn triển khai chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo tại 2 trường Mầm Non Trung Nguyên và Mầm Non Tề Lỗ (huyện Yên Lạc):
Trước những sự chỉ đạo sát sao từ Bộ GD&ĐT, Phóng viên đã có những ghi nhận thực tế, khách quan tại 2 trường ở cấp bậc mầm non có bếp ăn bán trú cho trẻ là trường Mầm non Trung Nguyên và Mầm non Tề Lỗ;
Sơ đồ bố trí khu vực bếp ăn theo nguyên tắc một chiều ở tại các trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Một số thông tin phóng viên ghi nhận được từ phía Hiệu Trưởng các trường Mầm non trên là việc nhà trường trực tiếp nấu ăn theo bếp ăn một chiều, đồng thời, nguồn thực phẩm được nhập từ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hộ gia đình tại địa phương có con em đang theo học tại trường Mầm non. Các nguồn thực phẩm đều có hợp đồng cung cấp giữa nhà trường và các hộ cung cấp thực phẩm an toàn. Hàng ngày nhà trường phân công tổ kiểm thực thực phẩm của trường kiểm tra, giám sát chất lượng thực phẩm; Tất cả các thực đơn, tài chính bữa ăn bán trú của trẻ đều được lên danh sách công khai trước 8h sáng để nhà bếp chuẩn bị; khu vực bếp được thực hiện theo đúng quy trình bếp 1 chiều và chia thành 3 khu vực chính (1.khu tiếp phẩm, sơ chế thực phẩm; 2.khu chế niến, nấu ăn; 3. khu pha chế thực phẩm chín, chia ăn); hệ thống tủ lưu mẫu thức ăn, sấy bát thìa cũng được trang bị đầy đủ và sử dụng tủ sấy bát thìa hàng ngày trước khi đưa vào sử dụng.
Tủ lưu mẫu thức ăn của ngày hôm trước đảm bảo niêm phong kín theo quy định
Môi trường nhà bếp luôn được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo không có bụi bẩn, không có để rác trong khu vực nhà bếp 1 chiều.
Cô Tạ Thị Tơ - Hiệu trưởng trường Mầm non Trung Nguyên chia sẻ công tác lãnh, chỉ đạo nhà trường trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn bán trú.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại 2 trường Mầm non Trung Nguyên và Mầm Non Tề Lỗ. Cô Tạ Thị Tơ Hiệu trưởng trường Mầm non Trung Nguyên chia sẻ:
“Thực đơn của trẻ được nhà trường được xây dựng phong phú theo mùa, khai thác thực phẩm sạch sẵn có của địa phương, đa dạng nguồn thực phẩm theo ngày, tuần và theo mùa, có sự thay đổi thường xuyên để trẻ luôn hứng thú với bữa ăn bán trú. Bếp ăn của nhà trường được thực hiện theo quy trình bếp một chiều, có đầy đủ các biển bảng tuyên truyền, bảng thực đơn, bảng định lượng thức ăn, bảng chia ăn …Có hệ thống lưới chắn côn trùng xung quanh khu vực bếp. Nhà trường trang bị đầy đủ các đồ dùng, thiết bị hiện đại như: Tủ cơm, tủ sấy bát thìa, tủ lưu mẫu thức ăn, tủ đựng xoong nồi, máy sấy khăn mặt…, các thiết bị được vận hành sử dụng thường xuyên hàng ngày một cách khoa học. Các đồ dùng như xoong nồi, bát thìa, rổ rá…được nhà trường trang bị đồng bộ bằng innox, dụng cụ đồ dùng được bố trí xếp sắp hợp lý, gọn gàng. Thức ăn của trẻ hàng ngày được lưu mẫu đúng quy định.
Nhân viên cấp dưỡng của nhà trường hàng năm được tập huấn về kiến thức VSATTP và khám sức khỏe định kỳ. Khi thực hiện công việc đầu tóc gọn gàng, mặc trang phục, bảo hộ găng tay, ủng, mũ đúng quy định.
Để đảm bảo vệ sinh ATTP cho trẻ, nhà trường lựa chọn những cơ sở cung cấp thực phẩm tại địa phương uy tín, chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy, và đủ hồ sơ giấy tờ về mặt pháp lý để ký hợp đồng. Thực phẩm nhập vào trường được kiểm soát chặt chẽ từ khâu tiếp phẩm đến sơ chế, chế biến, nấu ăn và chia ăn. Có sự phối hợp, kiểm tra giám sát của đại diện phụ huynh học sinh, ban thanh tra nhân dân, nhân viên y tế của trường hàng ngày. Bữa ăn của trẻ được tính ăn cân đối dưỡng chất trên phần mềm Nutri all và có hồ sơ sổ sách lưu lại. Bảng tính ăn tài chính bán trú được công khai hàng ngày tới phụ huynh trên bảng tin của nhà trường.
Trường mầm non Tề Lỗ, xã Tề Lỗ, Huyện Yên Lạc.
Cô Nguyễn Thị Thơm – Phó Hiệu Trưởng Trường Mầm non Tề Lỗ cho biết: Nhà trường tăng cường công tác vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh ATTP. Không chỉ thực phẩm đảm bảo an toàn, việc chế biến thức ăn, quá trình bảo quản thực phẩm đều phải tuân thủ theo quy trình bếp 1 chiều từ khâu sơ chế, đến khâu chia thức ăn. Nhà trường thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh từ khu vực bếp đến các phòng học; theo dõi sức khỏe của trẻ, đồng thời trực tiếp tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh cha mẹ trẻ để cùng giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Bên cạnh đó, nhà trường có ban đại diện phụ huynh học sinh và có nhóm zalo, hàng ngày các thành viên ban đại diện đều kiểm tra thực phẩm buổi sáng và chụp lại hình ảnh gửi lên nhóm chung Zalo và mọi người đều có những góp ý nếu có bất cứ một thực phẩm nào chưa đảm bảo.
Nhân viên trường mầm non Tề lỗ chia ăn
Cô Nguyễn Thị Thơm – Phó Hiệu Trưởng trường mầm non xã Tề Lỗ cùng Phóng viên khảo sát bếp ăn theo quy trình một chiều của đơn vị.
Với trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở mầm non, với tổng số 2 trường mầm non Trung Nguyên và Tề Lỗ lên tới hơn 1.000 trẻ em, số lượng ăn bán trú hàng ngày gần như 100%. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cả hai nhà trường đều giao nhiệm vụ này hàng ngày cho thành viên Ban Giám hiệu là 1 Phó Hiệu trưởng phụ trách chính về theo dõi, kiểm tra, báo cáo hàng ngày. Bên cạnh đó, phối hợp cùng cơ quan An toàn vệ sinh thực phẩm của huyện hỗ trợ việc kiểm tra chất lượng thực phẩm của các hộ kinh doanh cung cấp thực phẩm vào trường; phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh giám sát quy trình bếp ăn 1 chiều theo đúng quy định; Cán bộ y tế trong trường thường xuyên túc trực tại bếp ăn, giám sát từng khâu nhập thực phẩm, chế biến, và lượng dinh dưỡng…
Qua khảo sát thực tế tại hai trường trường Mầm non Trung Nguyên và trường Mầm non Tề Lỗ (huyện Yên Lạc) đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các cơ quan chuyên môn vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra bất cứ một trường hợp học sinh nào bị ngộ độc thực phẩm, đó là những gì phụ huynh học sinh và xã hội kỳ vọng, góp phần xây dựng môi trường học đường mầm non trò ngoan, cô giỏi./.
Khánh Nguyễn
Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường: Một thập kỷ xây dựng và trưởng thành
UBND phường Nam Sơn (Bắc Ninh): Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2022
Họp báo về Lễ kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa
Thủ tướng: Các tập đoàn tập trung vào 3 động lực tăng trưởng
Khoảng 2000 học sinh tại Sóc Trăng tham gia tuyên truyền, hướng nghiệp tuyển sinh quân sự năm 2023
Khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2023
Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023