(SK&MT) - Kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích ứng cho phép mỗi cá nhân đối phó đạt kết quả tốt với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống thường nhật. Đây là tập hợp các kỹ năng mà con người lĩnh hội qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp, dùng để xử lý các vấn đề và trả lời các câu hỏi thường gặp trong đời sống. Đó cũng là mục tiêu của thầy và trò trường THCS Đô Thị Việt Hưng (Hà Nội) trong năm học 2022-2023.
Cô Nguyễn Thị Kim Thúy - Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại lễ Khai giảng
Chất lượng mũi nhọn của nhà trường luôn ở top dẫn đầu của Quận
Cô Nguyễn Thị Kim Thúy, Hiệu trưởng Trường THCS Đô thị Việt Hưng phấn khởi cho biết: “Trong những năm qua, chất lượng mũi nhọn của nhà trường luôn ở trong top dẫn đầu của Quận với nhiều giải cao trong các kỳ thi HSG cấp quận, thành phố, quốc gia và các sân chơi quốc tế”.Năm học 2021-2022 vừa qua, thầy và trò trường THCS Đô thị Việt Hưng đã vượt qua nhiều khó khăn, vừa thực hiện công tác phòng chống dịch Covid - 19, vừa thực hiện công tác giảng dạy và học tập nhưng thầy và trò nhà trường đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Về chất lượng đại trà, học lực khá, giỏi đạt 91,2%. Hạnh kiểm Tốt đạt 99,5%. Đặc biệt, kết quả thi vào lớp 10 THPT là minh chứng cho những thành tích của nhà trường, tỉ lệ đỗ vào 10 trên tổng số học sinh dự thi đạt từ 96,2% trở lên. Điểm thi 3 môn Toán – Văn – Anh luôn đứng ở trong top dẫn đầu Quận. Vinh dự cho nhà trường có 1 học sinh đỗ thủ khoa đó là em Nguyễn Tâm Kiên (Toán 10 – Anh 10 – Văn 9) em là 1 trong 2 Á quân của Thành phố với điểm trung bình là 48. Điểm trung bình xét tuyển 3 môn Toán, Văn, Anh: 39,36. Xếp thứ 28/659 trường THCS trên toàn Thành phố. Xếp thứ 1/22 trường THCS Quận Long Biên. Chất lượng mũi nhọn của nhà trường luôn ở trong top dẫn đầu của Quận với nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quận, thành phố, quốc gia và các sân chơi quốc tế. Năm học 2021-2022, toàn trường có 23 giải quốc tế, 8 giải quốc gia, 12 giải cấp Thành phố và 26 giải cấp quận.
Thư của BGH gửi đến thầy cô và cha mẹ học sinh lễ khai giảng 2022 - 2023
Đối với chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường cũng luôn duy trì và phát triển, phong trào thi đua dạy tốt của thầy cô giáo tiếp tục được đẩy mạnh, các thầy cô giáo luôn cố gắng trong công tác giáo dục học sinh, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, nhiệt tình, hăng say, tâm huyết với nghề và tận tâm vì học sinh thân yêu. Đó là tấm gương các thầy, cô giáo có nhiều thành tích trong công tác ôn tập lớp 9 thi vào lớp 10. Môn toán cô giáo Võ Thị Liễu, Nguyễn Kim Nhung, Nguyễn Thị Thu Phương, Chu Thị Nhung, Đặng Thị Hậu, Lê Hồng Hạnh. Môn văn có cô giáo Nguyễn Thị Hồng Khanh, Lương Thị Duyên, Phạm Thanh Nga, Nguyễn Thị Thanh Tú, Nguyễn Thị Điệp. Môn Anh cô giáo Phạm Thị Thúy Nga, Tống Thảo Hiền, Trần Thị Minh Phương.
Các thầy cô giáo có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi như cô giáo Võ Thị Liễu, Nguyễn Thị Hồng Khanh, Phạm Thị Thúy Nga, Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Điệp, Vũ Thị Thanh Thảo, Phạm Thị Thảo, Nguyễn Thị Thanh Tú, Nguyễn Thị Thu Phương, thầy giáo Nguyễn Thành Luân.
Phát huy những kết quả đạt được, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ của ngành, trong năm học 2022- 2023, trường THCS Đô Thị Việt Hưng sẽ cố gắng phấn đấu, thực hiện tốt những nội dung nhiệm vụ trọng tâm như: Thực hiện tốt chủ đề của ngành giáo dục “Đoàn kết, sáng tạo ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Cùng với đó, duy trì và giữ vững chất lượng đại trà, mũi nhọn, tỉ lệ lớp 9 thi vào lớp 10 THPT. Quan tâm các hoạt động rèn đạo đức, lối sống, các hoạt động văn hóa, thể thao rèn thể lực cho học sinh. Thực hiện tốt văn hóa chào hỏi “Khoanh tay – Cúi chào” của học sinh “ Mỉm cười – Thân thiện” đáp lễ của cán bộ, giáo viên, nhân viên ở mọi lúc, mọi nơi. Phối hợp với các lực lượng xã hội đoàn thể trong và ngoài nhà trường với phụ huynh học sinh. Huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, cải tạo cảnh quan đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp, an toàn tạo môi trường học tập an toàn, lành mạnh.
Cô và trò trong giờ ngoại khóa
Công tác đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường.
Học sinh THCS là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi và khám phá. Song các em còn hạn chế hiểu biết sâu sắc về xã hội, cũng như kinh nghiệm sống nên dễ bị lôi kéo, kích động hoặc dễ bắt chước một số thói hư, tật xấu từ thế giới bên ngoài hoặc từ internet… Vậy nên, việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS là điều vô cùng cần thiết.
Các em học sinh THCS là giai đoạn lứa tuổi bắt đầu quan tâm nhiều đến bản thân. Thông thường, các em sẽ có biểu hiện của nhu cầu tự đánh giá, so sánh mình với người khác. Điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, dễ bị kích động, cảm xúc vui buồn lẫn lộn và tình cảm còn mang tính bồng bột. Đặc điểm này là do ảnh hưởng của sự thay đổi về tâm sinh lí hoặc do hoạt động hệ thần kinh không cân bằng, quá trình hưng phấn thường mạnh hơn quá trình ức chế, khiến các em đôi khi không tự kiềm chế được bản thân. Ở lứa tuổi này, giao tiếp là một hoạt động đặc biệt giúp các em rèn kĩ năng sống cho bản thân. Đối tượng giao tiếp hàng ngày thường là thầy, cô, bạn bè và những người thân trong gia đình. Qua hoạt động giao tiếp sẽ giúp các em nhận thức được người khác và bản thân mình, từng bước phát triển các kỹ năng cần thiết như: so sánh, phân tích, khái quát hành vi của mình và của người khác. Dựa trên cơ sở đó các em từng bước tự điều chỉnh hành vi, hoạt động để hoàn thiện nhân cách bản thân. 4 kỹ năng sống cần trang bị cho các em học sinh THCS đó là: Nhóm kỹ năng tự nhận thức bản thân; Nhóm kỹ năng giao tiếp ứng xử; Kỹ năng hợp tác và chia sẻ; Nhóm kỹ năng phân biệt hành vi.
Bởi theo kết quả nghiên cứu cho thấy, các em học sinh THCS hiện nay bước đầu hình thành những quan niệm cơ bản về kỹ năng sống. Và hầu hết đều nhận thức được kỹ năng sống là hành vi con người thể hiện khi ứng phó với những tình huống diễn ra trong cuộc sống, dựa trên những phẩm chất tâm lý và kinh nghiệm cá nhân. Bên cạnh đó, các em cũng nhận định được nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu kỹ năng sống là do chưa có sự hòa hợp trong giao tiếp với cha mẹ, thầy cô. Đồng thời cũng bị ảnh hưởng bởi lối sống, quan niệm sống từ bạn bè cùng lớp, cùng trường và từ các phương tiện thông tin đại chúng như các trang mạng Internet, báo chí, diễn đàn… Tuy nhiên, điều này chỉ mới dừng ở việc nhận thức, đa số học sinh vẫn chưa tiếp cận được những biện pháp rèn luyện để hình thành kỹ năng sống. Vì vậy, rất cần sự nỗ lực từ nhiều phía để hỗ trợ các em như từ gia đình, nhà trường và chính bản thân học sinh.
Tự bảo vệ và chăm sóc bản thân là một trong những kỹ năng sống quan trọng hàng đầu đối với học sinh ở độ tuổi THCS vì nó sẽ giúp trẻ tự lập và trưởng thành hơn. Với kỹ năng này, đòi hỏi trẻ phải có nhận thức đúng về bản thân và có thể tự thực hiện những công việc sinh hoạt hằng ngày như: vệ sinh cá nhân, lựa chọn trang phục phù hợp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp. Ở một mức độ cao hơn, trẻ cũng cần được dạy những phương pháp tự vệ khi gặp kẻ xấu, bị lạm dụng, bắt cóc… để ứng phó với các tình huống khẩn cấp, nguy hiểm.
Hoạt động của các em học sinh nhà trường.
Học sinh THCS thường có xu hướng nổi loạn, muốn thể hiện cá tính và có một cái tôi vô cùng lớn. Do đó, các bạn học sinh cần được dạy để hiểu rõ hơn về cảm xúc của chính mình và biết cách làm chủ, kiểm soát bản thân tránh khỏi những suy nghĩ và hành động tiêu cực. Các em cần rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhặt nhất như: luôn luôn đúng giờ, sắp xếp công việc theo thời gian biểu hợp lý. Điều này, sẽ giúp trẻ hoàn thành công việc đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao hơn.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử sẽ giúp các em học sinh THCS tự tin và có ý thức hơn trong cách ứng xử, giao tiếp, từ đó tạo dựng và duy trì được những mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Nhà trường rất chú trọng và thường xuyên cho lồng ghép vào chương trình học cũng như các hoạt động ngoại khóa. Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp các em học sinh THCS kiềm chế cái tôi của mình, biết lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn và hợp tác chặt chẽ với các bạn để đạt được hiệu quả cao nhất.
“Hiểu được tầm quan trọng của những kỹ năng này đối với sự phát triển và trưởng thành của các em học sinh THCS, Trường THCS Đô thị Việt Hưng đã lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các chương trình về giá trị sống, nghệ thuật, kỹ năng sống. Thông qua đó, học sinh cấp THCS sẽ được rèn luyện về cách làm việc nhóm, thái độ sống, hành xử văn minh, hạn chế sự bốc đồng và biết cảm thông, chia sẻ với người khác nhiều hơn”, cô Nguyễn Thị Kim Thúy cho biết.
Nguyễn Hoa
Học sinh Trường THCS Phùng Hưng (Thị xã Sơn Tây) trải nghiệm lịch sử tại Đền thờ Chu Văn An
Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc với Sóc Trăng
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn về thuốc và trang thiết bị y tế
Đề nghị khai trừ Đảng Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hòa Bình
Phát động chương trình “Mizuiku - Em yêu nước sạch” năm 2023 nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước
Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường: Một thập kỷ xây dựng và trưởng thành
UBND phường Nam Sơn (Bắc Ninh): Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2022
Họp báo về Lễ kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa
Thủ tướng: Các tập đoàn tập trung vào 3 động lực tăng trưởng