Cùng với đó, Vinacomin chủ động, tăng cường quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với BVMT như: Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cải tạo cơ sở hạ tầng, xây dựng các tuyến đường chuyên dùng vận chuyển than, tường bao chống ô nhiễm môi trường không khí, trôi lấp đất đá thải, cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác mỏ. Trong công tác xử lý nước thải, Vinacomin đã xây dựng và đưa vào vận hành 28 trạm xử lý nước thải mỏ (trong đó có 27 trạm xử lý nước thải hầm lò). Hiện đang triển khai 5 trạm xử lý nước thải mỏ lộ thiên tại các mỏ Núi Béo, Cao Sơn, Hà Tu, +30 Hồng Thái, Hà Lầm, đồng thời đang làm công tác chuẩn bị đầu tư 5 trạm xử lý ở khu vực Hạ Long và Cẩm Phả... Ngoài ra, Ban Xây dựng nông thôn triển khai Chương trình nông thôn mới đã hỗ trợ 15% kinh phí thực hiện các chỉ tiêu môi trường, thành lập đưa vào hoạt động các tổ thu gom, xử lý rác thải; xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý môi trường tại trung tâm các xã và cụm dân cư.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường, song vẫn chưa theo kịp tiến trình phát triển của một địa bàn động lực, năng động của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Có thể thấy, quá trình đô thị hoá với tốc độ nhanh và nóng của tỉnh thời gian qua; nhiều ngành kinh tế mang tính đối lập cùng phát triển trên một địa bàn hẹp và nhạy cảm; sản xuất kinh doanh than gia tăng… luôn tạo hệ luỵ cho môi trường, trong khi kinh phí đầu tư cho công tác BVMT cũng như đội ngũ quản lý BVMT, công tác thanh tra, xử lý vi phạm về BVMT chưa đáp ứng yêu cầu.
Trong lĩnh vực quản lý, hoạt động khai thác khoáng sản và tài nguyên nước cũng bộc lộ nhiều bất cập. Mặc dù Luật Khoáng sản đã có hiệu lực từ 1-7-2011 nhưng đến nay vẫn còn thiếu văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật dẫn đến khó cho các cơ quan chức năng trong quá trình thực thi pháp luật về khoáng sản. Chưa kể chế tài xử lý đối với các hoạt động khai thác, vận chuyển và tiêu thụ than trái phép chưa đủ mạnh, chưa có sự phối hợp chỉ đạo chặt chẽ có hiệu quả của các địa phương giáp ranh với tỉnh Quảng Ninh về kiểm tra, xử lý, giải toả các bến bãi, chế biến trái phép, các trường hợp kinh doanh than không đủ điều kiện. Và mức thu phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản như hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu cải tạo, khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác, chế biến tiêu thụ than gây ra. Công tác quản lý, xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, rác thải sinh hoạt, xử lý nước thải còn bất cập.
Để môi trường Quảng Ninh được nâng cao, hoà nhập với bước phát triển của một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015, tỉnh cũng đã đề ra định hướng BVMT, trong đó chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch các nghĩa trang, xây dựng bãi rác hợp vệ sinh, xử lý theo công nghệ tiên tiến. Không phê duyệt các dự án phát triển hạ tầng trong các khu dân cư, các khu đất lâm nghiệp ở khu vực trung tâm, xây dựng hệ thống quan trắc tự động tại các nhà máy nhiệt điện, xi măng và trung tâm các đô thị lớn. Nghiên cứu đề xuất các phương tiện chuyên dùng thu gom rác, nước thải trên các tàu du lịch; xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong việc thanh, kiểm tra, xử lý các vi phạm trên vịnh. Cùng với đó, phối hợp với Vinacomin triển khai thực hiện các mục tiêu chương trình BVMT vùng than Quảng Ninh năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Trang Thu
Rác thải nhựa khiến hàng triệu người trên thế giới có nguy cơ hứng chịu lũ lụt
Giải pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
Cần xử lý tình trạng cố tình “chây ì” không khắc phục vi phạm ảnh hưởng đến đất và môi trường sống
Ứng Hòa - Hà Nội: Cần xử lý việc bán “đất thải” trái quy định
Miền Bắc trời chuyển mát từ sáng 8/5
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản
Mỹ Đức - Hà Nội: Cần xử lý nạn ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất - kinh doanh vật liệu
Tam Dương (Vĩnh Phúc): Người dân bức xúc vì ô nhiễm từ trang trại lợn tại xã Hướng Đạo
Nghệ An: Xử phạt cơ sở tái chế dầu nhớt thải nguy hại trái phép