(SK&MT) - Nằm cách Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương không xa, khu đất vàng rộng hơn 5000 m2 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đang là nơi đáng lo ngại cho việc truyền nhiễm các bệnh vì môi trường ô nhiễm, cỏ cây mọc um tùm và đặc biệt hơn là nơi để cho nhiều người dân thiếu ý thức phóng uế.
Phần tôn quây quanh dự án vẫn nguyên logo và chữ Vietcombank bên cạnh sự nhếch nhác ở phía ngoài
Một rừng cây cối um tùm, có những cây lớn cao hàng 3-5m đang uồm ra ngoài đường gây nguy hiểm cho người đi đường, xung quanh các cửa điểm bị đổ rác thải khắp nơi, nhiều người dân quây bạt bán hàng rong, còn chỗ khác thì những người dân tiện đi qua vào phóng uế gây mùi hôi thối nồng nặc. Đó là thực trạng hiện nay của khu đất vàng rộng hơn 5000 m2 nằm tại ngã 5 Trần Thái Tông, giao Tôn Thất Thuyết, Phạm Văn Bạch (đối diện Cung tri thức Thủ đô) có 3 mặt tiền, thuộc khu đô thị mới Cầu Giấy của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được Tp. Hà Nội giao từ năm 2008 để xây dựng trụ sở. Tuy nhiên, đã hơn một thập kỷ trôi qua khu đất này vẫn quây tôn, cỏ mọc um tùm, bỏ hoang.
Đây là địa điểm lý tưởng cho người dân phóng uế khi cần
Được xem là khu đất vàng đắt giá của quận Cầu Giấy, tại thời điểm tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng đất vào cuối năm 2008, lô đất có mật độ xây dựng 54%, tầng cao trung bình cho phép là 15, chức năng sử dụng "thương mại dịch vụ và văn phòng làm việc".
Sau khi trúng đấu giá quyền sử dụng đất với mục đích xây dựng trụ sở làm việc Vietcombank hoàn thành nghĩa vụ tài chính, đã được bàn giao đất và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Năm 2012, UBND Tp. Hà Nội khẳng định lô đất của Vietcombank tại Khu đô thị mới Cầu Giấy để hoang hóa từ năm 2008 là vi phạm khoản 12, Điều 38 của Luật Đất đai. UBND Tp. Hà Nội yêu cầu UBND quận Cầu Giấy rà soát quy chế đấu giá và biên bản bàn giao đất tại thực địa đối với đơn vị trúng đấu giá để lập hồ sơ thu hồi theo quy định.
Tiếp đó, trong Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, thời điểm 2015 - 2016 Vietcombank là một trong những ngân hàng có nhiều diện tích đất chậm triển khai hoặc chưa được sử dụng, trong đó có nhắc tới lô đất trên đường Trần Thái Tông, được thuê 50 năm kể từ tháng 12/2008 để xây trụ sở.
Mặc dù bị bỏ hoang nhiều năm nhưng khu đất vàng của Vietcombank đến nay vẫn chưa bị thu hồi.
Một đống rác thải to được tập kết ngay trong dự án
TP. Hà Nội đã có nhiều kế hoạch cho việc xử lý các khu đất vàng bỏ hoang, mới đây nhất, UBND Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 160/KH-UBND về thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố.
Tại văn bản trên, lãnh đạo UBND Hà Nội yêu cầu trong quý 2/2022, phải tập trung hậu kiểm các kết luận thanh tra, kiểm tra để phân loại, đề xuất xử lý theo các nhóm dự án vi phạm; quý 3/2022, căn cứ phân loại, tập trung xử lý các nhóm dự án để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và lập hồ sơ xử lý dứt điểm đối với vi phạm đã đủ căn cứ; cơ bản đến hết quý 4/2022, tập trung xử lý nghiêm các dự án chây ì, không chấp hành quyết định xử lý, tiếp tục vi phạm.
Cùng với đó, tiếp tục rà soát các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai khác, phân loại và đề xuất những biện pháp xử lý cụ thể, bảo đảm đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xử lý dứt điểm dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố.
Là vị trí vàng nên hàng quán vô tư giăng ra xung quanh khu vực của dự án quây tôn gây mất cảnh quan
UBND Thành phố yêu cầu, công khai, minh bạch rõ quy trình, xác định cụ thể thời hạn, biện pháp giải quyết và xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai. Xử lý nghiêm, dứt điểm đối với các dự án chậm thực hiện đầu tư, chậm đưa đất vào sử dụng còn tồn đọng; các trường hợp cố ý chây ì, tiếp tục vi phạm thì kiên quyết thu hồi các dự án đủ điều kiện theo quy định của pháp luật…
Vậy thiết nghĩ với dự án xây dựng trụ sở của Vietcombank khu đô thị mới Cầu Giấy để hoang hóa từ năm 2008 đến nay không những gây lãng phí ngân sách nhà nước, gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị chung của Thủ đô mà còn là nơi gây tiềm ẩn bệnh tật cho khu vực xung quanh. Kính đề nghị UBND TP. Hà Nội sớm đưa dự án này vào diện thu hồi.
Phóng viên Sức khỏe và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin.
Nhóm PV
Trái đất sẽ nóng lên 1.5oC trong thập kỷ tới
Cần Thơ: Giáp Tết, cử tri xã Nhơn Ái vẫn bức xúc về chất lượng nước sinh hoạt
Doanh nghiệp thi công mặt bằng Dự án B3CC1 đã chấp hành xử lý vi phạm.
Nghệ An: Tổ chức Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ nhân dịp Xuân Qúy Mão
Quảng Bình: Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng
Phúc Thọ (Hà Nội): Dân “khóc ròng” vì quanh năm ngửi mùi hôi thối từ những trại lợn
Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh hoạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Thực hiện giám sát môi trường xử lý nước thải và bãi rác trong năm 2023
Bài 2: Lương Sơn- Hòa Bình: Chỉ đạo xử lý việc khai thác khoáng sản không phép