(SK&MT) - Đợt nắng nóng gay gắt đã quét qua Italy trong tuần này, khiến bùng phát các đám cháy ở khu vực miền nam, đặc biệt là Sicily và Calabria.
Dòng tia nóng ở khu vực Bắc Mỹ.
Nhiệt độ đã lên tới 47 độ C ở đảo Silicy, miền nam Italy, hôm 10/8, khi các nhà khí tượng cảnh báo nhiệt độ ngày 11/8 có thể vượt ngưỡng kỷ lục 48,5 độ C năm 1999.
Tại những khu vực khác ở miền nam Italy, đợt nắng nóng được dự báo khiến nhiệt độ lên tới 39-42 độ C trong ngày 11/8, trước khi quét qua khu vực phía bắc với nhiệt độ cuối tuần lên tới 40 độ C ở vùng Tuscany và Lazio, gồm thủ đô Rome.
Đảo Sicily và vùng Calabria đã phải đối mặt với các đám cháy trong suốt mùa hè. Lực lượng cứu hỏa đã phải xử lý 300 vụ trong 12 giờ qua.
Dãy Madonie gần thành phố Palermo ở Sicily vài ngày qua bị bao vây bởi các đám cháy, thiêu rụi mùa màng, nhà cửa và công trình công nghiệp. Thống đốc Silicy Nello Musumeci đã yêu cầu ban bố tình trạng khẩn cấp ở vùng núi, trong khi Bộ trưởng Nông nghiệp Stefano Patuanelli cũng trực tiếp tới gặp các quan chức địa phương.
Tại Calabria, đám cháy đã đe dọa dãy Aspromonte, nơi được UNESCO công nhận là khu vực có ý nghĩa địa chất quốc tế. Dante Caserta, đại diện Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên của Italy, kêu gọi tăng cường nguồn lực để dập lửa "trước khi quá muộn và chúng ta sẽ mất di sản vô giá mãi mãi".
Chỉ trong ngày 10/8, đảo Sardinia cũng ghi nhận 13 đám cháy. Tháng trước, các đám cháy tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua thiêu rụi 20.000 hecta ở miền tây hòn đảo.
Suốt nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã cảnh báo hiện tượng biến đổi khí hậu sẽ khiến những đợt nắng nóng diễn ra thường xuyên hơn và dữ dội hơn. Điều đó đang trở thành hiện thực ở nhiều khu vực trên Bắc Bán cầu.
Tuần trước, vùng tây bắc nước Mỹ chứng kiến cảnh nắng nóng buộc hàng loạt trường học và doanh nghiệp phải đóng cửa. Các điểm xét nghiệm Covid-19 và tiêm chủng lưu động ngừng hoạt động. Ở phía đông bắc, cư dân thành phố New York được yêu cầu không sử dụng các thiết bị tốn nhiều năng lượng, như máy giặt, máy sấy và cả máy điều hòa, để tránh lưới điện bị quá tải.
Ngay cả ở Vòng Bắc Cực, nhiệt độ đã tăng vọt đến hơn 30 độ C. Tổ chức Khí tượng Thế giới đang tìm cách xác minh mức nhiệt cao nhất trong lịch sử ở phía bắc Vòng Bắc Cực kể từ khi bắt đầu thống kê, sau khi một trạm khí tượng tại thị trấn Verkhoyansk, Siberia, ghi nhận nhiệt độ 38 độ C hôm 20/6.
Tại Ấn Độ, hàng chục triệu người sống ở khu vực tây bắc đã chịu ảnh hưởng của các đợt nắng nóng. Cơ quan Khí tượng Ấn Độ cho biết thủ đô New Delhi và những thành phố xung quanh đang trải qua "nắng nóng cực độ nghiêm trọng", với nhiệt độ duy trì ở mức hơn 40 độ C, cao hơn 7 độ so với thông thường. Nắng nóng kết hợp với đợt gió mùa muộn đang khiến đời sống của nông dân tại những khu vực như bang Rajasthan trở nên khốn đốn.
Một số quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh và những nước trong Liên minh châu Âu (EU), gần đây tăng cường cam kết xử lý vấn đề biến đổi khí hậu, nhưng giới khoa học và nhiều nhà hoạt động đánh giá họ vẫn chưa hành động đủ quyết liệt
Giới khoa học đang nghiên cứu những công cụ phức tạp, giúp đánh giá nhanh chóng biến đổi khí hậu có khả năng đóng vai trò lớn đến đâu trong một hình thái thời tiết cụ thể. "Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nhanh nhằm tìm ra một vài đáp án sớm cho câu hỏi về vai trò của biến đổi khí hậu", Nikos Christidis, chuyên gia tại Văn phòng Khí tượng Anh, cho biết.
Chuyên gia này cũng từng nhận định nếu không có hiện tượng biến đổi khí hậu do con người gây ra, nắng nóng cực đoan ở Bắc bán cầu, sẽ chỉ xảy ra "hàng chục nghìn năm một lần", trong khi hiện nay cứ 15 năm lại xuất hiện. Ông nói thêm rằng nếu tình trạng phát thải khí nhà kính tiếp tục, khoảng cách sẽ chỉ còn 1-2 năm vào đầu thế kỷ sau.
Linh Đức
Rác thải nhựa khiến hàng triệu người trên thế giới có nguy cơ hứng chịu lũ lụt
Giải pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
Cần xử lý tình trạng cố tình “chây ì” không khắc phục vi phạm ảnh hưởng đến đất và môi trường sống
Ứng Hòa - Hà Nội: Cần xử lý việc bán “đất thải” trái quy định
Miền Bắc trời chuyển mát từ sáng 8/5
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản
Mỹ Đức - Hà Nội: Cần xử lý nạn ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất - kinh doanh vật liệu
Tam Dương (Vĩnh Phúc): Người dân bức xúc vì ô nhiễm từ trang trại lợn tại xã Hướng Đạo
Nghệ An: Xử phạt cơ sở tái chế dầu nhớt thải nguy hại trái phép