Chia sẻ với cộng đồng
Cuốn sách “Môi trường với sự sống” được gắn kết gọn, dễ hiểu để quy nạp cho người đọc về tầm quan trọng của môi trường ở nông thôn hiện nay đồng thời đưa ra những giải pháp hữu hiệu (đã được ứng dụng). Cuốn sách gồm 6 phần: Phần 1: Tình trạng phát sinh chất thải ở khu vực nông thôn; Phần 2: Thực trạng công tác quản lý và hoạt động xử lý chất thải nông nghiệp và chất thải sinh hoạt; Phần 3: Hướng dẫn phân loại, thu gom, xử lý rác thải; Phần 4: Đề xuất vai trò của các cấp, các ngành và các tổ chức, gia đình, cá nhân trong quản lý rác thải ở nông thôn; Phần 5: Công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng; Phần 6: Nhân tài đất Việt. 6 phần của cuốn sách đã mang đến cho người đọc những kiến thức cùng những phân tích, ứng dụng để người đọc không chỉ cảm thụ mà còn áp dụng được vào thực tiễn.
Tác giả Phạm Hồng Điệp (ngoài cùng, bên phải) trao tặng sách “Môi trường với sự sống” cho đại diện các xã lân cận khu công nghiệp Nam Cầu Kiền.
Phạm Hồng Điệp cho biết: "Tôi đã đi nhiều nơi trên khắp đất nước Việt Nam, chứng kiến biết bao làng quê ở trong tình trạng ô nhiễm bởi rác thải, ruồi muỗi và bệnh tật. Bởi không có quy hoạch một cách chặt chẽ. Và tôi tự đặt ra câu hỏi: Tại sao con người chúng ta lại khoanh tay nhìn môi trường đang dần chìm trong sự ô nhiễm? Từ đó tôi luôn băn khoăn, trăn trở về vấn đề này”.
Từ những trăn trở đó, trong những cuộc viễn du đến Nhật Bản, Singapore và các nước phát triển, anh đều tỉ mỉ quan sát, lý giải sự trong sạch của môi trường ở nước bạn. Anh nhận ra rằng ý thức, hành vi con người đối xử với thiên nhiên, với cuộc sống quanh mình là tiền đề quan trọng để có được môi trường sống tốt hơn.
Từ đây, anh bắt đầu đọc sách, tìm đến các mô hình phân loại, xử lý rác và nỗ lực góp phần thay đổi hành vi, cách thức tư duy của cộng đồng dân cư nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các làng quê, xử lý triệt để rác, hướng đến một môi trường trong sạch hơn.
Sau bao tìm tòi, nỗ lực, vừa kết hợp với các nhà khoa học vừa tìm hiểu tình hình thực tế tại địa phương, anh Phạm Hồng Điệp đã quyết định lựa chọn 5 xã tại huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng để triển khai "Dự án xử lý rác thải rắn nông thôn bằng Sagibio tại huyện Thủy Nguyên - Thành phố Hải Phòng”.
Dự án kéo dài đến 2 năm, bền bỉ, kiên trì, từ khâu vận động người dân, chính quyền địa phương đến việc tạo cơ sở vật chất, thực hành phân loại, xử lí rác. Dự án thành công đã mang về cho Phạm Hồng Điệp giải thưởng Nhân tài Đất Việt, được vinh danh nhà hoạt động vì môi trường xuất sắc.
Những lời nhận xét xác đáng
Nhận xét về cuốn sách, PGS. TS. Nguyễn Đức Kiên cho rằng: Cuốn sách “Môi trường với sự sống” là một nỗ lực lan tỏa thông điệp vì môi trường xanh của vị Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Hải Phòng thời kỳ 2005 - 2016. Cuốn sách chia sẻ các phương thức phân loại và xử lý rác thải khu vực nông thôn trong bối cảnh vấn đề rác thải đang đe dọa nghiêm trọng môi trường sống. Các vấn đề được trình bày rõ ràng, mạch lạc, văn phong giản dị, dễ hiểu dựa trên hiệu quả thực tế đã áp dụng thành công tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Một điều rất đáng trân trọng là cuốn sách sẽ được phát miễn phí cho hàng nghìn hộ gia đình. Hy vọng rằng cuốn sách như một cẩm nang xử lý rác thải nông thôn bắt đầu từ rác thải gia đình sẽ được bà con áp dụng hiệu quả, đồng hành cùng doanh nhân đã nhiều năm lăn lộn, vì cộng đồng.
Môi trường với sự sống là cuốn sách mang nhiều tâm huyết của vị doanh nhân đất Cảng - Phạm Hồng Điệp.
Với trọng trách là Chủ tịch CLB Các nhà Công thương Việt Nam, PGS. TS. Đặng Văn Thanh cho rằng: Hoạt động sản xuất kinh doanh vốn dĩ đã có những tác động tiêu cực đến môi trường: Khai thác tài nguyên, làm tăng lượng chất thải, có thể nhập những chất thải độc hại… Không ít doanh nghiệp vì hám lợi mà khai thác đến cạn kiệt tài nguyên phá hoại cân bằng sinh thái; xả thải hàng “núi” chất độc hại ra môi trường gây ra cảnh cá chết trắng sông, trắng biển, tạo ra những “làng ung thư” nhức nhối xã hội… Trong bối cảnh đó, chúng ta vô cùng trân trọng những doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh. Họ chấp nhập thu lợi ít hơn nhiều lần so với doanh nghiệp khác để giữ gìn môi trường sống cho chúng ta và con cháu mai sau. Đặc biệt, có những doanh nhân, doanh nghiệp tiên phong vì môi trường, chẳng những hoàn thành trách nhiệm mà còn nỗ lực lan tỏa thông điệp phát triển kinh tế xanh - kinh tế bền vững.
Đã có nhiều dịp làm việc, tiếp xúc trực tiếp với doanh nhân, doanh nghiệp, tôi cho rằng Phạm Hồng Điệp là một doanh nhân xứng đáng được cộng đồng ghi nhận và đánh giá cao. Không phải vì anh có một “bộ sưu tập” giải thưởng, chứng nhận, bằng khen, giấy khen… về môi trường của các cấp từ Trung ương đến địa phương mà vì những tâm huyết, những hoạt động thực tế của anh và hiệu quả của những hoạt động ấy đối với cộng đồng.
Cuốn sách “Môi trường với sự sống” do doanh nhân, luật sư Phạm Hồng Điệp làm chủ biên không ngoài những mục đích nêu trên, đó là xác lập rõ trách nhiệm của tất cả mọi người vì một môi trường sống xanh sạch, vì một nền kinh tế xanh, phát triển bền vững. Mục đích của cuốn sách hướng tới và ra mắt bạn đọc sẽ là một thông điệp đi kèm của tác giả với cộng đồng nói chung và doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam nói riêng trước những biến đổi phức tạp về môi trường sống đang diễn ra hiện nay.
Ngay trong buổi ra mắt cuốn sách tại Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền tác giả đã tặng sách cho các xã lân cận khu công nghiệp và sách được gửi tặng cho các tủ sách ở các xã ở nhiều địa phương trong cả nước.
Mạnh Hưng
Tây Ninh: Trách nhiệm của Công ty Tây Nam Phát trong việc tai nạn lao động khiến 1 người chết?
Quảng Ngãi: Người dân lo nắng nước biển nhuộm đen
Đà Lạt: Nhà hàng Không Tên ngang nhiên giết mổ, buôn bán thịt thú rừng?
Nguy cơ rác thải nhựa bức tử sông Sài Gòn
Cao Minh (TP. Phúc Yên): Nhiều sai phạm tại cơ sở sản xuất keo dán gỗ, chính quyền xử lý thế nào?
Thanh Sơn (Phú Thọ): Nhà hàng thịt dê Hồng Thủy xây dựng trái phép, chính quyền có xử lý?
CSGT tỉnh Bạc Liêu thu gom, dọn rác trên đường phố, làm sạch môi trường
Phú Xuyên (Hà Nội): Một doanh nghiệp nghi xả thải ra môi trường, chính quyền địa phương ở đâu?
Thúc đẩy mua sắm công để giảm rác nhựa y tế
Kết thúc khắc phục sự cố môi trường tại Giầy da Lợi Tín vào 30/11