(SK&MT) - Sáu tuần trước Hội nghị Khí hậu COP 26 tại Glasgow (Anh), Liên Hiệp Quốc ngày 17/09/2021 ra báo cáo theo đó ngay cả khi các cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính có được các nước áp dụng, thì lượng CO2 thải ra khí quyển vẫn sẽ “tăng đáng kể”.
Theo báo cáo, từ nay đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm 2,7 độ C, trong khi mục tiêu đề ra tại COP21 Paris là nhiệt độ Trái đất chỉ giới hạn ở mức tăng tối đa 1,5-2 độ C.
Báo cáo công bố hôm qua 17/09 nhấn mạnh là trong bối cảnh lũ lụt, nắng nóng và hỏa hoạn gia tăng khắp nơi trên thế giới, nỗ lực của chính quyền các nước vẫn chưa đủ, rất nhiều quốc gia vẫn chưa nỗ lực để đối phó với khủng hoảng khí hậu toàn cầu. Ngay cả khi các nước thực hiện các cam kết đã có thì lượng CO2 thải ra môi trường đến năm 2030 vẫn tăng 16% so với năm 2010.
Bà Patricia Espinosa, Thư ký điều hành Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (CCNUCC) lưu ý đó là một mức tăng nghiêm trọng, đi ngược lại những lời kêu gọi của giới khoa học về việc phải giảm nhanh chóng và trên quy mô rộng lượng phát thải ra môi trường để tránh những hậu quả nặng nề về khí hậu.
Đối với LHQ, đó là 1 thất bại của thế giới bởi nếu muốn bảo đảm nhiệt độ chỉ tăng 1,5 độ C vào cuối thế kỷ 21, lượng phát thải CO2 phải giảm 45% trong giai đoạn 2010-2030. Vì thế, LHQ kêu gọi các nước “khẩn cấp gia tăng nỗ lực”. Jennifer Morgan, Giám đốc điều hành của tổ chức Greenpeace lưu ý là chúng ta đang sống trong tình trạng “nguy cấp về khí hậu” và phải ngừng đẩy gánh nặng cho các thế hệ tương lai.
Trong số 191 bên phê chuẩn thỏa thuận khí hậu Paris (190 nước và Liên minh châu Âu), hiện vẫn còn 78 nước chưa đệ trình các cam kết mới về khí hậu được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, được gọi là các đóng góp do quốc gia xác định (NDC). Trên nguyên tắc, các quốc gia phải điều chỉnh NDC 5 năm một lần theo hướng giảm mạnh hơn mức phát thải khí, nhằm đạt mục tiêu trung lập lượng khí thải carbon vào giữa thế kỷ. Trong số các nước gây ô nhiễm nhiều nhất mà chưa đệ trình cam kết NDC mới, phải kể đến Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia. Trong khối G20, cũng chỉ có 1 số nước đề ra những mục tiêu tham vọng hơn về cắt giảm khí thải: Mỹ, Liên minh châu Âu, Anh, Canada và Argentina.
Linh Đức
Rác thải nhựa khiến hàng triệu người trên thế giới có nguy cơ hứng chịu lũ lụt
Giải pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
Cần xử lý tình trạng cố tình “chây ì” không khắc phục vi phạm ảnh hưởng đến đất và môi trường sống
Ứng Hòa - Hà Nội: Cần xử lý việc bán “đất thải” trái quy định
Miền Bắc trời chuyển mát từ sáng 8/5
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản
Mỹ Đức - Hà Nội: Cần xử lý nạn ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất - kinh doanh vật liệu
Tam Dương (Vĩnh Phúc): Người dân bức xúc vì ô nhiễm từ trang trại lợn tại xã Hướng Đạo
Nghệ An: Xử phạt cơ sở tái chế dầu nhớt thải nguy hại trái phép