(SK&MT) – Bằng việc sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo), các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tới giữa thế kỷ 21 nhiệt độ trên Trái đất sẽ tăng lên 1.5 - 2oC.
Theo một nghiên cứu mới được công bố tháng một vừa qua, thế giới đang trên ngưỡng bờ vực khí hậu nghiêm trọng, cho thấy thời gian không còn nhiều để để hạn chế thấp nhất khỏi những tác động thảm khốc nhất của sự nóng lên toàn cầu.
Trái đất đang nóng lên với tốc độ nhanh chưa từng thấy trong 1.000 năm vừa qua. Là hệ quả của Biến đổi đối khí hậu tác động mạnh mẽ đến môi trường sống và con người.
Sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để dự đoán các mốc thời gian nóng lên, các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford và Đại học bang Colorado (Mỹ) nhận thấy rằng mức nóng lên 1.5oC so với mức độ phát triển công nghiệp có thể sẽ vượt qua trong thập kỷ tới. Nghiên cứu cũng cho thấy Trái đất đang trên đà tăng nhiệt độ vượt ngưỡng 2 độ C, mà các nhà khoa học quốc tế đã xác định là thời điểm có thể đạt đỉnh là khoảng vào giữa thế kỷ này.
Một nhà khoa học khí hậu của Đại học Stanford, ông Noah Diffenbaugh, đồng tác giả nghiên cứu với nhà khoa học khí quyển Elizabeth Barnes, cho biết: “Chúng tôi có bằng chứng rất rõ ràng về tác động đối với các hệ sinh thái khác nhau từ 1oC của sự nóng lên toàn cầu đã xảy ra. Nghiên cứu mới này, sử dụng một phương pháp mới, bổ sung thêm bằng chứng rằng chúng ta chắc chắn sẽ phải đối mặt với những thay đổi liên tục của khí hậu làm gia tăng những tác động mà chúng ta đang cảm nhận”.
Bằng cách sử dụng mạng nơ-ron hoặc một loại AI nhận biết các mối quan hệ trong tập hợp dữ liệu khổng lồ, các nhà khoa học đã đào tạo hệ thống để phân tích một loạt các mô phỏng mô hình khí hậu toàn cầu và sau đó yêu cầu hệ thống xác định các mốc thời gian cho các ngưỡng nhiệt độ nhất định.
Mô hình đã tìm thấy gần 70% khả năng ngưỡng 2oC sẽ bị vượt qua trong khoảng thời gian từ năm 2044 đến năm 2065, ngay cả khi lượng khí thải giảm nhanh chóng. Để kiểm tra khả năng dự đoán của AI, họ cũng đã nhập các phép đo lịch sử và yêu cầu hệ thống đánh giá mức độ nóng hiện tại đã được ghi nhận. Sử dụng dữ liệu từ năm 1980 đến năm 2021, AI đã vượt qua bài kiểm tra, xác định chính xác cả mức tăng 1.1oC đạt được vào năm 2022 cũng như các mô hình và tốc độ quan sát được trong những thập kỷ gần đây.
Hai tiêu chuẩn nhiệt độ (1.5oC và 2oC), được coi là điểm khủng hoảng lớn theo thỏa thuận Paris của Liên Hợp Quốc, tạo ra những kết quả rất khác nhau trên toàn thế giới. Hiệp ước mang tính bước ngoặt, được gần 200 quốc gia ký kết, cam kết duy trì nhiệt độ dưới 2oC và công nhận rằng mục tiêu tăng 1.5oC sẽ làm giảm đáng kể rủi ro và tác động của biến đổi khí hậu.
Một nửa độ nóng lên có vẻ không nhiều, nhưng các hệ lụy nó đang gia tăng theo cấp số nhân, tăng cường một loạt các hậu quả đối với các hệ sinh thái trên khắp thế giới cũng như con người, thực vật và động vật phụ thuộc vào chúng. Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, một nhóm các nhà khoa học toàn cầu được thành lập để đánh giá khoa học về biến đổi khí hậu cho Liên Hợp Quốc, chỉ cần một phần nhỏ của mức độ nóng lên sẽ làm tăng nhiệt tang “số mùa hè” ở Bắc Cực không có băng lên gấp 10 lần. Sự khác biệt giữa 1,5 độ C và 2 độ C cũng dẫn đến lượng môi trường sống bị mất gấp đôi đối với thực vật và gấp ba lần đối với côn trùng.
Sự thay đổi này cũng sẽ thúc đẩy sự gia tăng các thảm họa nguy hiểm. Một thế giới ấm hơn sẽ gây ra hạn hán và lũ lụt, đồng thời tạo ra nhiều bão lửa và lũ lụt hơn. Theo Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), các đợt nắng nóng gay gắt sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và phổ biến hơn, xảy ra thường xuyên hơn 5,6 lần nếu ở mức chuẩn 2oC, với khoảng 1 tỷ người phải đối mặt với khả năng kết hợp độ ẩm và nhiệt gây tử vong cao hơn. Các cộng đồng trên khắp thế giới sẽ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi thời tiết hơn, thay đổi dữ dội giữa các thái cực. Minh chứng gần đây nhất ngày 6/2 xãy ra trận động đất 7.8 độ richter tại 2 quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Theo số liệu mới nhất của tờ The Guardian, đã có tới hơn 2.300 người thiệt mạng và hàng nghìn người dân lâm vào cảnh hoang tàn đổ nát sau 24h thảm họa này ập đến.
Đối với nhiều quốc gia đang phát triển bao gồm cả các quốc đảo nhỏ trên tuyến đầu của cuộc khủng hoảng khí hậu, sự khác biệt giữa các quốc gia phát triển (nước giàu) và đang phát triển (nước nghèo) cũng ảnh hưởng tới sự gia tăng nhiệt độ. Một số khu vực ấm lên nhanh hơn những khu vực khác và tác động từ sự nóng lên toàn cầu sẽ không diễn ra như nhau. Thiệt hại cao nhất đã được cảm nhận và thực tế cho thấy bởi những người dễ bị tổn thương hơn do kinh tế kém phát triển hơn (kém giàu có hơn) và sự chia rẽ tàn khốc dự kiến sẽ ngày càng sâu sắc hơn.
Các nhà khoa học khí hậu từ lâu đã cảnh báo về khả năng gần như không thể tránh khỏi khi vượt qua 1,5o C, nhưng bằng cách đưa ra một cách mới để dự đoán các… quan trọng, nghiên cứu này đã đưa ra một trường hợp thậm chí còn cấp bách hơn để hạn chế khí thải và thích ứng với các tác động đang bắt đầu diễn ra.
Diffenbaugh cho biết: “Mô hình AI của chúng tôi khá thuyết phục rằng đã có sự nóng lên đến mức 2 độ C có khả năng bị vượt quá nếu đạt mức phát thải ròng bằng 0 trong nửa thế kỷ nữa”. Ông nói thêm: “Các cam kết bằng 0 thường được chắc chắn rằng việc đạt được mục tiêu 1.50C của Thỏa thuận Paris. Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng những cam kết đầy tham vọng đó có thể cần thiết để tránh tăng lên 20C.”
Những hậu quả của biến đổi khí hậu đối với con người rất rõ ràng và vô cùng khắc nghiệt, mỗi chúng ta cần hành động góp phần chung tay cùng xã hội giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu, mỗi cá nhân đều có thể thiết lập những thói quen tốt, thực hiện các biện pháp dù nhỏ nhưng có tác động tích cực đến môi trường và nhận thức của những người xung quanh như khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, trồng nhiều cây xanh, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, không sử dụng túi nilon, nhựa dùng một lần, đạp xe, thu gom rác thải sinh hoạt, rác thải biển... Mỗi quốc gia đã đang và sẽ có những động thái triển khai nhiều nguồn năng lượng tái tạo hơn để thay thế nhiên liệu hóa thạch, mở rộng công nghệ lưu trữ năng lượng, cắt giảm khí thải các nhiên liệu hóa thạch mà chúng ta sử dụng, thông qua việc sử dụng và lưu giữ carbon, cùng sự phát triển công nghệ phát thải âm.
Xuân Vinh
Hà Tĩnh: Cháy bãi rác gây ô nhiễm môi trường
Hưởng ứng phong trào “trồng một tỷ cây xanh” tại xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Nghề lao công lặng thầm mà cao quý
Chính quyền vào cuộc kiểm tra hoạt động khai thác đất của công ty Quang Long
Hưng Yên: UBND huyện Văn Lâm tiếp tục vào cuộc xử lý vi phạm của Hợp tác xã Siêu Việt
Thanh Trì (Hà Nội): Dự án hơn 37 tỷ trở thành nơi tập kết, chôn lấp phế thải xây dựng
Phú Thọ: Xã Quảng Yên, chính quyền làm ngơ cho “đất tặc”?
Cẩm Thủy - Thanh Hóa: Ảnh hưởng môi trường từ hoạt động tận thu đất