(SK&MT) – Tính đến hết ngày 25/11, số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục tăng và ghi nhận thêm 02 bệnh nhân tử vong.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hà Nội, trong tuần 47, thành phố ghi nhận 1.435 ca mắc sốt xuất huyết mới. Trong đó, có 02 ca tử vong tại quận Đống Đa và huyện Thanh Trì. Số ca mắc mới tăng 4,1% so với tuần trước (1.378/2).
Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến nguy hiểm tại Hà Nội cũng như nhiều địa phương trên cả nước.
Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong tuần như Hà Đông (207), Đống Đa (133), Thanh Trì (115), Thanh Oai (92), Chương Mỹ (85)...
Tính đến hết ngày 25/11, thành phố ghi nhận 14.872 ca mắc sốt xuất huyết, 18 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2021, ca mắc tăng 4,5 lần, tử vong tăng 18 ca (3.265/0).
Các quận/huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc nhất gồm Thanh Oai (1.244), Đan Phượng (1.142), Hà Đông (1.042), Đống Đa (979), Thường Tín (891), Thanh Trì (853).
Bên cạnh đó, toàn thành phố đã ghi nhận 1.160 ổ dịch, hiện còn 153 ổ dịch đang hoạt động tại 22 quận, huyện.
Một số ổ dịch nhiều bệnh nhân, diễn biến kéo dài có thể kể đến: Thôn Bủng - Phùng Xá, Thạch Thất; thôn Vinh Lộc 1, Phùng Xá, Thạch Thất; Thanh Thần, Thanh Cao, Thanh Oai; Thao Nội, Sơn Hà, Phú Xuyên...
Qua kết quả kiểm tra giám sát công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết cho thấy, hoạt động xử lý ổ dịch tại một số địa phương chưa hiệu quả, cụ thể: Ổ dịch Thao Nội - Sơn Hà, Phú Xuyên có chỉ số bọ gậy là 85; ổ dịch xã Phùng Xá - Thạch Thất là 100; ổ dịch xã Tân Lập, Đan Phượng là 75.
Đáng chú ý, qua kết quả kiểm tra giám sát công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết cho thấy, hoạt động xử lý ổ dịch tại một số địa phương chưa hiệu quả. Vì thế, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các địa phương tiếp tục tăng cường công tác xử lý ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết, không để ổ dịch diễn biến kéo dài. Kiên quyết xử lý các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị còn để tồn tại các yếu tố nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết...
Hiện nay, dịch sốt xuất huyết đang diễn biến nguy hiểm tại Hà Nội cũng như nhiều địa phương trên cả nước. BS. Phạm Văn Phúc – Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cao người bệnh cần chú ý các dấu hiệu như mệt lả, nôn, tiêu chảy, đi ngoài phân đen, chảy máu chân răng, chảy máu mũi…thì cần nhập viện ngay.
ĐÀO VĂN THỂ
Cứu sống trẻ 4 tháng tuổi bị chảy máu não do hội chứng rung lắc
Quảng Ninh: Tiếp tục tập trung giám sát và kiểm soát tốt dịch bệnh trong tình hình mới
Cảnh báo nguy cơ xuất hiện biến thể phụ XBB.1.5 của Omicron vào dịp lễ, Tết
Bệnh nhân bị gãy khung chậu phức tạp được cứu sống
Cách phát hiện sớm biến chứng sau nâng ngực dễ dàng tại nhà
Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm do virus Adeno
Nội soi cấp cứu lấy dị vật cho trẻ 9 tháng tuổi
Bệnh viện Giao thông vận tải Nha Trang được bàn giao về tỉnh Khánh Hòa
Tiêu hủy hơn 3,6 tấn thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, ngoài danh mục