(SK&MT) –Theo nhiều nghiên cứu và các chuyên gia y tế khuyến cáo những người đang mang thai nên tiêm vaccine ngăn ngừa COVID-19. Vì những người này tiêm phòng vaccine có nhiều lợi ích hơn là gặp những nguy cơ.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố dữ liệu bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả của việc tiêm chủng COVID-19 trong thai kỳ, mặc dù còn hạn chế. Những dữ liệu này cho thấy rằng lợi ích của việc tiêm vaccine COVID-19 vượt trội hơn bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn hoặc đã biết nào của việc tiêm phòng trong thời kỳ mang thai. “Trung tâm khuyến khích tất cả những người đang mang thai hoặc những người đang chuẩn bị việc mang thai và những người đang cho con bú nên tiêm vaccine để bảo vệ mình khỏi COVID-19,” Giám đốc CDC, Tiến sĩ Rochelle Walensky cho biết trong một tuyên bố .
Walensky cho biết thêm: “Các vaccine an toàn và hiệu quả, đặc biệt cấp bách hơn việc tăng cường tiêm chủng khi tất cả chúng ta đối mặt với biến thể Delta có khả năng lây truyền cao và đem lại hậu quả nghiêm trọng từ COVID-19 ở những người mang thai không được tiêm phòng”.
CDC hiện đang khuyến cáo những người đang mang thai nên tiêm vaccine chống lại COVID-19.Vì những người đang mang thai và trước đó đã mang thai có nguy cơ mắc các triệu chứng và bị bệnh nặng do COVID-19 tăng lên khi so sánh với những người không mang thai.
Không tìm thấy những nguy cơ
Theo CDC, phân tích dữ liệu hiện tại từ Cơ quan đăng ký vaccine V-an toàn COVID-19 mang thai đánh giá tiêm phòng sớm trong thai kỳ, nó không tìm thấy nguy cơ sẩy thai tăng lên trong số gần 2.500 người mang thai được tiêm vaccine mRNA COVID-19 trước khi mang thai 20 tuần. Dữ liệu của CDC cho thấy sẩy thai thường xảy ra ở khoảng 11 - 16% các trường hợp mang thai. Nghiên cứu V-an toàn cho thấy tỷ lệ sẩy thai, sau khi tiêm vaccine COVID-19, là khoảng 13%, tương đương với tỷ lệ sẩy thai dự kiến trong dân số nói chung.
“Mặc dù rất khó để thực hiện các nghiên cứu trên phụ nữ mang thai, CDC đã xem xét dữ liệu và kết luận rằng vaccine COVID-19 không khiến phụ nữ hoặc thai nhi của họ có nguy cơ cao hơn”, Tiến sĩ Teresa Murray Amato, chủ tịch trường hợp khẩn cấp y học tại New York, nói như vậy. Bà cảnh báo: “Tuy nhiên, dữ liệu cũng kết luận rằng phụ nữ mang thai bị nhiễm virus COVID-19 có nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ cao hơn, chẳng hạn như tiền sản, co giật và chuyển dạ sinh non.
Lợi ích của việc tiêm chủng cho người mang thai
CDC cũng xác nhận rằng dữ liệu trước đó từ Hệ thống giám sát vaccine COVID-19 cho người mang thai không tìm thấy bất kỳ mối lo ngại nào về an toàn cho những người mang thai được tiêm vaccine vào cuối thai kỳ hoặc cho trẻ sơ sinh của họ. CDC nói thêm rằng, khi kết hợp, dữ liệu này và “những rủi ro nghiêm trọng” đã biết của COVID-19 trong thời kỳ mang thai chứng minh lợi ích của việc tiêm chủng trong thai kỳ vượt trội hơn bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn hoặc rủi ro nào đã biết.
“Mặc dù hầu hết phụ nữ mang thai sẽ có một bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng, như một số phụ nữ mang thai có nguy cơ gia tăng đáng kể các biến chứng từ COVID-19”, Tiến sĩ Eran Bornstein, Giám đốc lĩnh vực thuốc cho thai nhi tại bệnh viện Lenox Hill ở New York ( Mỹ). CDC cũng báo cáo rằng các bác sĩ lâm sàng đã thấy số lượng người mang thai bị nhiễm coronavirus tăng lên trong vài tuần qua.
Tiến sỹ Amato xác nhận: CDC đã đưa ra một khuyến nghị mạnh mẽ dự kiến cho phụ nữ mang thai tiêm vaccine COVID-19. Do sự lây lan ngày càng nhanh, mạnh của biến thể Delta, điều rất quan trọng là bất kỳ phụ nữ mang thai nào cũng cần đến các cơ sở y tế liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt để tư vấn và thảo luận về vaccine. Họ đã nêu ra một số lý do khiến việc tiêm chủng cho nhóm người này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đó là sự gia tăng sự lây lan tăng tốc của các biến thể đặc biệt lad Delta, miễn dịch vaccine thấp đối với những người đang mang thai, và tăng nguy cơ mắc bệnh nặng và các biến chứng thai kỳ liên quan đến nhiễm virus.
Ở Việt Nam theo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quang Thành, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho biết nhiều nghiên cứu cho thấy những thại phụ mắc COVID-19 có nguy cơ nhiểm trùng cao gấp 5 lần, nguy cơ suy huy hấp rất cao, phải vào hồi sức tích cực cao gấp 4 lần, tỷ lệ tử vong cao gấp 22 lần so với những thi phụ không mắc COVID-19. Thời thai kỳ được xem là yếu tố nguy cơ độc lập, thậm chí được xem là dạng bệnh lý nền khi mắc COVID-19, vì thế theo bác sĩ rất nguy hiểm. Nên việc vaccine phòng COVID-19 còn có rất nhiều lợi ích trong trường hợp nếu thai phụ bị nhiểm virus, khả năng bị biến chứng nghiêm trọng nặng hoặc tử vong hầu như không có. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy nếu tiêm đủ 2 mũi và có đủ thời gian để phát huy hiệu quả bảo vệ cơ thể của vaccine thì 100% không có tử vong và 90% không có biến chứng nặng. Hầu như những người được tiêm chủng đầy đủ không có biến chứng, nếu có thì cũng rất nhẹ.
Cũng theo Phó giao sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho thai phụ là rất cần thiết. Vì thai phụ có nhu cầu oxy nhiều hơn bình thường. khi mắc COVID-19 phổi sẽ bị tổn thương dễ gây khó thở và suy hô hấp nhanh, nếu không can thiệp kịp thời sẽ nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và bé. Điển hình cụ thể như trường hợp chị Trần Thị L, quê Hà Tĩnh bị nhiểm COVID-19 đầu thắng 7 khi mang thai 37 tuần, sức khỏe rất yếu phải đặt nội khí quản, bác sĩ phải chỉ định mổ lấy em bé, mới an toàn cả mẹ và bé. Trước đó người phụ nữ này đã tiêm 1 mũi vaccine hiện tại sức khỏe đã ổn dần.
Vaccine nào tốt nhất cho người mang thai
Bornstein nhấn mạnh: “Việc tiêm phòng cho bà mẹ mang thai là vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu khả năng lây nhiễm cũng như khả năng mắc bệnh nặng, và do đó là cứu cánh”. Đó cũng là khuyến cáo của cả Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Y học Bà mẹ-Thai nhi. Ông thừa nhận, mặc dù không rõ việc tiêm vaccine mang lại hiệu quả bảo vệ cho thai nhi như thế nào, nhưng “tiêm chủng thụ động có thể bảo vệ ngắn hạn với các loại vaccine khác nhau”. Khi được hỏi liệu bất kỳ loại vaccine nào có hiệu quả ít nhiều đối với người đang mang thai, Bornstein chỉ ra rằng “tất cả vaccine đều có hiệu quả khác nhau đối với người mang thai nhưng mRNA của Pfizer/BioNTech và Moderna có tỷ lệ bảo vệ cao hơn”.
Dữ liệu mới của CDC cũng khẳng định rằng những người mang thai có thể được chủng ngừa COVID-19 một cách an toàn mà không có rủi ro quá mức cho bản thân hoặc thai nhi của họ. Các chuyên gia xác nhận rằng vaccine an toàn và hiệu quả, việc tăng cường tiêm chủng cấp thiết hơn bao giờ hết khi chúng ta phải đối mặt với loại biến thể Delta có khả năng lây truyền rất cao.
Vietnamplus cho biết ở nước ta, theo hướng dẫn khám sàng lọc trước khi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 mới được Bộ y tế ban hành ngày 10/8, phụ nữ mang thai trên 13 tuần và cho con bú thuộc đối tượng tiêm vaccine COVID-19. Đó là điều rất mừng cho hàng triệu bà mẹ đang mang thai vì tiêm vaccine được coi là cách tốt nhất để hạn chế các nguy cơ suy hô hấp nặng, phải nhập viện hồi sức cấp cứu hay can thiệp kỹ thuật ECMO, thậm chí là tử vong mẹ và con, nếu không người mang thai mắc COVID-19.
Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) khuyến cáo vaccine là lá chắn tối ưu để ngăn ngừa, chấm dứt đại dịch. Nguy cơ lây lan mầm bệnh sẽ giảm nếu tỷ lệ tiêm chủng trong cộng đồng đạt 70-85%. Việt Nam đang thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với mục tiêu tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất, an toàn, hiệu quả và công bằng. Với mục tiêu “tiêm đến đâu an toàn tới đó”. Theo SK&MT ngày 28-8 cho biết, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 19.431.093 liều (19.9% Dân số), trong đó tiêm 1 mũi là 16.999.888 liều (17,5%), tiêm mũi 2 là 2.431.205 liều ( 2,3%). Tại TP Hồ Chí Minh theo ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 cho biết, tổng số mũi vaccine đã tiêm đến ngày 27-8 là 5.806.990 (tăng 65.336 mũi vaccine so với ngày 26-8) trong số đó mũi 1 là 5.533.223, mũi 2 là 273.767, số người được tiêm trên 65 tuổi, người có bệnh nền là 615.139. Còn tiêm cho phụ nữ mang thai theo thông kê từ 10-8 đến 20-8 của các bệnh viện có khoa sản, phụ sản, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương thì số thai phụ được tiêm là hơn 6000 mũi.
Tất nhiên theo các bác sĩ, tiêm vaccine cho thai phụ sẽ có tính đặc thù về quy trình và có một số điểm lưu ý hơn. Vẫn phải theo các bước như khám sàng lọc, tư vấn và theo dõi sau tiêm. Nhưng thêm bước là bắt buộc phải khám thai trước khi được tư vấn và tiêm. Ở khâu theo dõi sau tiêm ở phụ nữ mang thai cũng khác với người bình thường vì phải theo dõi sức khỏe cả mẹ và thai nhi, phải tư vẫn kỹ cách xử lý những phản ứng sau tiêm, nếu cần phải đến cơ sở y tế ngay. Các chuyên gia y tế khuyến cáo những người phụ nữ mang thai tiêm vaccine nên tới các cơ sở y tế uy tín, chất lượng hoặc các cơ sở y tế có khoa Sản hoặc
X .Vinh
Khi nào trẻ từ 12-17 tuổi tiêm nhắc vaccine phòng Covid-19 mũi 3?
Phòng khám đa khoa hướng dương - địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy
Chăm sóc hệ tiêu hóa giúp tạo nên "thành trì" hệ miễn dịch
Bộ Y tế: Khẩn tương “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng vaccine Covid-19 trước 1/6/2022
Khuyến cáo về bệnh viêm gan chưa rõ nguyên nhân ở trẻ
Bệnh viện Sóc Trăng đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho bệnh nhân 102 tuổi
Chính thức dừng khai báo y tế nội địa