(SK&MT) - Các tổ chức điều hành chương trình COVAX cho biết nguồn vaccine Covid-19 chia sẻ cho những nước nghèo trong năm nay giảm 30% so với mục tiêu 2 tỷ.
Theo đó, mục tiêu cung cấp 2 tỷ liều vaccine Covid-19 cho các nước nghèo sẽ bị cắt giảm 30% và xuống còn 1,425 tỷ liều trong năm nay, theo thông cáo chung được Liên minh Vaccine Gavi, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), UNICEF và Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI) công bố ngày 8/9.
Các tổ chức cho biết quyết định cắt giảm bắt nguồn từ nhiều yếu tố, gồm hạn chế xuất khẩu vaccine của Viện Huyết thanh Ấn Độ, một trong những nhà cung cấp chính. Các vấn đề sản xuất của Johnson & Johnson và AstraZeneca, cũng như chậm trễ phê duyệt vaccine mới do Novavax của Mỹ và Clover Biopharmaceuticals của Trung Quốc phát triển cũng ảnh hưởng lớn đến nguồn cung. "Đây là điều rất tồi tệ đối với toàn thế giới bởi chúng ta đã thấy những hậu quả khủng khiếp xảy ra khi virus lây lan không kiểm soát", Seth Berkley, giám đốc điều hành Gavi, nói.
Tuyên bố chung cho biết mục tiêu 2 tỷ liều dự kiến đạt được vào quý đầu tiên năm 2022. Các tổ chức tiếp tục kêu gọi những nước giàu tích cực chia sẻ nguồn cung vaccine cho nước nghèo. WHO cũng kêu gọi các nước không triển khai kế hoạch tiêm tăng cường trước cuối năm nay để dành nguồn vaccine cho những người chưa được tiêm liều đầu tiên.
5,56 tỷ liều vaccine đã được tiêm chủng trên toàn cầu, với trung bình 31,23 triệu liều mỗi ngày. Tuy nhiên khoảng 80% trong số đó thuộc về những nước có nhu nhập cao. Hơn 41% dân số thế giới đã tiêm ít nhất một liều, nhưng tỷ lệ này ở nhóm nước thu nhập thấp chỉ khoảng 1,9%.
L.Đ
Đề xuất tăng đầu tư vào dịch vụ thời tiết và khí hậu tích hợp của WMO
Biến đổi khí hậu - mối đe dọa ngang với khủng hoảng tài chính
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO): Khí hậu toàn cầu đang tệ hơn từng ngày
Nạn phá rừng ở Amazon - Hợp tác toàn cầu để bảo vệ rừng
Năng lượng tái tạo giúp châu Âu tiết kiệm hàng chục tỷ USD
Indonesia với tham vọng sớm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
Đề xuất áp thuế toàn cầu liên quan đến khí hậu
Các nước Đông Nam Á cần đầu tư 210 tỷ USD mỗi năm vào năng lượng tái tạo
Các nước đang phát triển “tổn thương” nhiều nhất do biến đổi khí hậu