(Suckhoemoitruong.com.vn) - Dư luận còn chưa nguôi vì vụ bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ hành hạ đến chết một em bé 18 tháng tuổi, lại hoảng hốt trước vụ bạo hành trẻ của trường mầm non tư thục Phương Anh, TP HCM. Nhưng chắc chắn, các vụ bạo hành dã man như thế này vẫn còn chưa kết thúc…Rất nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh đang băn khoăn với những câu hỏi: Còn bao nhiêu đứa trẻ bị hành hạ trong bóng tối?; Còn bao nhiêu bảo mẫu ác quỷ chưa hiện nguyên hình? Và con của họ có nằm trong số các em bé bị bảo mẫu bạo hành không…?
Tiếng khóc của trẻ là vết dao cứa vào long cha mẹ
Trong vai một người muốn đầu tư mở trường mầm non tư thục, tôi đã bắt quen với một chị bảo mẫu kiêm bà chủ của một trường mầm non tư thục tại Hà Nội để tìm hiểu và chia sẻ kinh nghiệm về cách quản lý cũng như nuôi dạy trẻ ở trường mầm non.
Trường mầm non tôi tìm hiểu cũng giống bao trường mầm non tư thục khác ở Hà Nội. Đó là một khu nhà 3 tầng diện tích khoảng 60m vuông/sàn. Trường không được rộng, nhưng vẫn có khoảng sân cho các bé chơi đùa.
Khi tôi đến, các bé đang xếp hàng để chuẩn bị tập thể dục. Vừa nhìn thấy tôi, một bé trai khoảng 2 tuổi bỗng nhiên bỏ hàng và chạy ra ôm lấy chân tôi rồi khóc. Ngơ ngác không hiểu chuyện gì, nhưng vì là trẻ nhỏ nên tôi cúi xuống vỗ về thằng bé, cùng lúc cười chào chị giáo viên tôi quen. Thằng bé cứ ôm chặt lấy tôi khóc như thể tôi là người thân của nó. Thấy vậy, chị giáo viên T mà tôi quen lườm mắt nhìn thằng bé nhưng nói với tôi:
“Em đặt nó xuống hộ chị”
Tôi lúc đó vẫn chưa để ý đến thái độ của chị nên vẫn cười bảo chị cứ để em bế thằng bé cũng được. Nhưng dường như chị cương quyết hơn:
“Em thông cảm, đặt nó xuống hộ chị”
Lúc đó tôi mới đặt thằng bé xuống đất, trao nó cho T. Vừa cầm được vào tay thằng bé, tôi ngạc nhiên khi thấy chị T lật ngược lòng bàn tay thằng bé lên rồi lấy tay phát mạnh vào long bàn tay nó. Tiếng “tét” vang lên chat chúa khiến tôi phải rung mình. Chưa hết ngạc nhiên, chị chỉ tay vào nhà rồi hét với thằng bé:
“Đi vào nhà rửa mặt rồi ra tập thể dục với các bạn nhanh”
Đứa trẻ nín khóc ngay lập tức, lầm lũi đi theo hướng chị T chỉ. Nhìn vẻ mặt còn đang ngỡ ngàng của tôi, chị T giải thích:
“Bọn trẻ con này phải thế, không làm như vậy sao quản lí hết được. Em muốn là quản lý nhà trẻ thì phải cứng rắn với bọn chúng, không thì sẽ rất mệt.”
Đánh vào long bàn tay, bàn chân là cách an toàn để bố mẹ không phát hiện ra
Khi được hỏi đánh như thế không sợ chúng về mách bố mẹ à, chị T nói những đứa bé này có khi không sợ bố mẹ, nhưng rất sợ cô giáo. Vì thế cô giáo nói gì cũng phải nghe, lớp lúc nào cũng có hơn 30 bé, nhưng chưa bao giờ có mộ bé nào dám nói cô giáo đánh con với bố mẹ cả. Theo chia sẻ của chị, các trường mẫu giáo tư thục đều có cách quản lý riêng, nhưng hầu hết đều dựa trên mộ nguyên tắc là dung sự cứng rắn để đưa bọn trẻ vào khuôn khổ, nếu không đánh thì không thể quản lý được bọn trẻ. Bố mẹ nào cũng thương con và rất xót nếu biết con bị đánh. Vì vậy, các giáo viên đánh cũng phải có kỹ thuật của nó, ví dụ như đánh vào lòng bàn tay và bàn chân của trẻ bố mẹ rất khó phát hiện ra. Tuy nhiên, để tránh lưu lại những vết thâm tím bầm dập khi đánh vào long bàn tay, bàn chân thì không dung đồ vật cứng mà dùng chính bàn tay mình phát vào. Như vậy sẽ rất đau và không để lại dấu vết, chỉ đỏ lên một chút rồi thôi. Chị còn chia sẻ thêm rằng chỉ đánh vào đấy thôi, nếu không sẽ rất dễ bị phát hiện.
Dùng vật cứng đánh vào long bàn tay, bàn chân vẫn để lại dấu vết
Tôi hỏi, sao báo chí vẫn đưa những hình ảnh trẻ bị đánh đập thâm tím hết chân tay mình mẩy lên đó. Chị cười và trả lời rằng, vì đó là nghững người không có kinh nghiệm, cũng như non kém về nghiệp vụ. Ở chỗ chị cả chục năm nay có cha mẹ nào phàn nàn việc con mình bị cô giáo đánh đâu.
Những vết đánh bầm dập này là của những bảo mẫu non kinh nghiệm
Tôi hỏi nếu trường học có camera theo dõi thì sao, chị T ngạc nhiên trả lời “em không biết đưa chúng nó vào nhà vệ sinh mà đánh à, với lại camera cũng có những góc khuất không thể quay được, rồn chúng nó vào đó rồi đánh thì ai phát hiện ra.”
Câu trả lời của chị T làm tôi hơi bất ngờ và sửng sốt. Thì ra những cô "bảo mẫu" này luôn luôn có cách để hành hạ những đứa bé vô tội kia. Tôi cũng chợt nhớ ra chi tiết mà người em của tôi chia sẻ, cô ấy cũng là giáo viên mầm non. Khi hỏi cho bọn trẻ ăn mà nó hư không chịu ăn thì làm thế nào?. Cô giáo trẻ cũng rành mạch trả lời: "Thì ép cho bọn nó ăn, không ăn thì cho nhịn. Thừa thì chị mang đồ vào nhà vệ sinh mà đổ".
Một cô giáo khác cùng trường mà tôi tiến hành hỏi thăm đã nói đứa trẻ vừa xà vào lòng tôi là một bé nam 2 tuổi. Bé là đứa ương bướng nhất nên hay bị phạt, cứ mỗi lần thấy khách đến hay một ai lạ đến là bé òa vào lòng người đó khóc. Nhưng bằng sự trắc ẩn của một người phụ nữ, tôi có cảm nhận được rằng, lý do cậu bé chạy lại khi có người lạ tới giống như một sự cầu cứu của một đứa trẻ thường xuyên bị ăn đòn của các cô giáo.
Không chịu ăn bé sẽ bị ăn đòn
Cách đây không lâu Việt Nam vừa chào đón công dân thứ 90 triệu một cách rầm rộ và quy mô. Nhưng đằng sau sự hoành tráng quy mô kia còn biết bao đứa trẻ vẫn hàng ngày hàng giờ chịu sự đánh đập, dọa nạt của những người được gọi là "bảo mẫu" kia. Đất nước ta hiện nay có hàng triệu trẻ em như vậy, không lẽ điều đó chưa đủ lớn để động thấu tâm can của tất cả chúng ta. Khoan nói đến lương tâm mà hãy làm tròn trách nhiệm của người bảo mẫu đối với những đứa trẻ trước đã.
Nhóm PV
Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/phat-so-nhung-bi-quyet-danh-tre-khong-de-lai-dau-vet-cua-cac-bao-mau-1033.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.