Người ta vẫn hay kể cho nhau nghe một câu chuyện để minh họa cho cái gọi là “bạo hành” trong gia đình. Có một người vợ ngoại tình, bị người chồng bắt được. Người chồng không đánh, không chửi, nhưng bắt vợ tự thú tất cả hành vi của bà, rồi thu âm lại.
Cứ trước mỗi bữa cơm, người chồng lại bật đoạn băng ấy, trước mặt tất cả các thành viên trong gia đình, bắt con cái phải nghe bằng hết. Rồi người vợ, chịu đựng được những bữa cơm tủi nhục ấy được một thời gian, thì tự vẫn.
Chuyện không biết có thật hay không, nhưng nó cũng nói được rằng trong một xã hội mà những con người có ăn học và văn hóa ngày càng nhiều như bây giờ, thì những hình thức bạo hành không chỉ còn là những cú đấm cú đá, thậm chí không cần phải là một câu chửi bậy. Nó có thể tinh tế hơn thế rất nhiều, gây tổn thương sâu sắc hơn rất nhiều.
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; phòng chống bạo lực gia đình, hay được dân gian nhớ đến là nghị định “chửi vợ thì phạt tiền”, mong muốn bao quát hết các hành vi bạo hành tinh thần và thể chất như thế.
Nhưng nhiều người thấy không ổn: cái gọi là hành vi “lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình” rất khó xác định.
Những câu nói và hành vi bình thản cũng có thể đẩy con người ta đến chỗ quẫn bách. Trong khi đó, bây giờ ra ngoài chợ, một cặp vợ chồng bán quán, vì một viên than tổ ong quên không gắp, một hai nghìn tính nhầm, có thể chửi nhau những câu rất thô tục. Hỏi họ rằng đấy có phải là “xúc phạm danh dự” hay không thì chắc câu trả lời là không – đó đơn giản là cách đối thoại, so sánh vui thì như là các nghệ sỹ nhạc rap Mỹ đối thoại với khán giả của họ, đầy các từ thô tục, nhưng không thể coi là xúc phạm nhau.
Hai vợ chồng cụ Quý và cụ Chén
Theo Đức Hoàng
Depplus
Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/chui-chong-1-trieu-duoi-cha-me-100-nghin-1088.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.