Trung Quốc chấn động vụ vaccine kém chất lượng

Chủ mưu đường dân bán vaccine kém chất lượng là một nữ bác sĩ họ Bàng cùng con gái họ đã bị bắt giữ. Hai mẹ con bị bắt giữ đã mua bán trái phép trên 25 loại vaccine khác nhau từ phòng bệnh thủy đậu đến các loại vắc xin viêm gan A, bệnh cúm, bệnh dại sắp hết hạn với giá rẻ, rồi bán lại để ăn chênh lệch. Thêm nữa, các loại vaccine này trong khi vận chuyển mà không được bảo quản đúng cách có thể mất tác dụng, gây phản ứng phụ nghiêm trọng, thậm chí tử vong cho bệnh nhân. Hiện tại vẫn chưa rõ đã có bao nhiêu trẻ em bị tiêm phải những liều vaccine kém chất lượng này.

(SK&MT) - Dư luận tại Trung Quốc hiện đang chấn động sau vụ cảnh sát tỉnh Sơn Đông của nước này phát hiện vụ mua bán vaccine hết hạn sử dụng hoặc được bảo quản không đúng cách. Đường dây mua bán này đã hoạt động trên 20 tỉnh từ năm 2011 đến năm 2015 với giá trị lên đến 570 triệu Nhân dân tệ (88 triệu USD). Đây được coi là vụ scandal bê bối về sức khỏe lớn nhất nước này, kể từ vụ sữa trẻ em bị nhiễm melamine cách đây 8 năm.

Tiếp đó, 37/300 đối tượng bị nghi dính líu cũng bị bắt. Ngày 22/3, CFDA tiếp tục công bố danh tính 9 nhà phân phối thuốc có liên quan.

Cơ quan chức năng đã ra lệnh kiểm tra các nhà sản xuất, bán buôn và người mua vaccine tại địa phương và 23 tỉnh thành khác, nơi vaccine được bán ra. Cảnh sát cũng đang điều tra 3 công ty dược phẩm có liên quan đến vụ bê bối này. Ba công ty dược này đã bị công an điều tra vào sáng 23/1.3, trong đó, Công ty Shandong Zhaoxin Bio-tech đã bị thu hồi giấy phép và buộc ngừng hoạt động.

Vụ bê bối vaccine kém chất lượng này khiến dân Trung Quốc sợ hãi và phẫn nộ, buộc Thủ tướng Lý Khắc Cường chỉ đạo mở cuộc điều tra toàn diện. Thông tin về mạng lưới phân phối vaccine kém chất lượng toàn quốc đã không ngừng được các báo trích đăng, cũng như được chia sẻ trên các trang mạng xã hội, gây nên một sự tức giận và lo lắng trong xã hội.

Trong một bài viết trên mạng, một người cha tại Bắc Kinh đã chia sẻ, “vụ bê bối này bề ngoài chỉ cho thấy có một số người coi thường pháp luật và bán lương tâm vì tiền, nhưng nếu nhìn nhận sâu hơn thì vụ này cho thấy các giá trị đạo đức xã hội đang xuống cấp”.

Một phụ huynh cũng chia sẻ trên trang Weibo của mình rằng, “tôi không muốn cho con mình tiêm vaccine, nhưng nếu không tiêm thì cháu không thể vào nhà trẻ được. Tuy nhiên, sau vụ này, tôi thà không cho cháu đi nhà trẻ còn hơn”. Nhiều bậc phụ huynh khác cũng đã rất phẫn nộ và cho biết họ sẽ chỉ cho con cái họ tiêm vaccine nhập khẩu từ nước ngoài.

Ngày 22/3, Tổng cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Trung Quốc (CFDA) yêu cầu cơ quan chức năng các địa phương thu hồi hơn 2 triệu liều vaccine kém chất lượng. Giới chức Trung Quốc hôm 21/3 đã cam kết sẽ trừng phạt những kẻ bán vaccine giả và kém chất lượng trên thị trường chợ đen ở nước này.

Phó giáo sư Vương Nguyệt Đơn thuộc đại học Bắc Kinh, cho răng việc bán vaccine kém chất lượng tương đương với “hành vi giết người”. Những người bị tiêm phải loại vaccine này sẽ nhiễm bệnh và có thể sẽ mất mạng khi tiếp túc với những nguồn bệnh mà họ tưởng là họ đã được tiêm phòng miễn dịch.

Giới chuyên gia nhận định vụ bê bối này cho thấy những thách thức mà thị trường dược phẩm của Trung Quốc phải đối mặt. Vụ việc cũng gióng hồi chuông báo động những qui định lỏng leo trong dây chuyền cung cấp vaccine của thị trường dược phẩm lớn thứ hai trên thế giới này.

Một số bác sĩ và bệnh nhân đã chỉ trích cơ quan chức năng Trung Quốc đã quá quan liêu trong quá trình giải quyết thủ tục liên quan đến việc cung cấp vắcxin. Chính điều này đã tạo lỗ hổng để thị trường vaccine chợ đen ở nước này nở rộ, cụ thể là vụ bê bối kinh khủng trên gây ảnh hưởng đến mạng sống của con người.

Năm 2008, Trung Quốc đã từng xảy ra bê bối sữa bột có chất melamine gây ra cái chết của 6 trẻ sơ sinh và 300.000 trường hợp khác ngã bệnh.

Linh Đức

Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/trung-quoc-chan-dong-vu-vaccine-kem-chat-luong-11094.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.