Tại Bồ Đào Nha cháy rừng ở vùng đồi núi Algarve, phía nam, đã thiêu rụi 19.000 ha rừng. Khoảng 2 500 lính cứu hỏa được huy động, nhưng vẫn không đối phó xuể. Dân cư tại nhiều làng đã phải di tản và lửa đã lan đến những nhà đầu tiên ở thành phố Monchique. Tây Ban Nha đã gởi máy bay phun nước đến phụ giúp láng giềng, nhưng lửa vẫn bùng lên dữ dội hơn và lan sang các khu nghỉ mát ở phía Tây.
Hàng trăm lính cứu hỏa và binh sĩ cùng nhiều trực thăng và máy bay đang nỗ lực dập tắt các đám cháy rừng tại thị trấn nghỉ dưỡng Mochique gồm 6.000 cư dân ở miền Nam Bồ Đào Nha. Gió to đang khiến cháy rừng lan rộng, gây cản trở công tác dập lửa. Khoảng 250 cư dân và nhiều du khách khác đã phải di tản trong tối 6/8. Cháy rừng dữ dội nhiều ngày qua tại khu nghỉ dưỡng miền Nam Bồ Đào Nha khiến 30 người bị thương, trong đó có một người bị thương nặng.
Tại vùng Valencia của nước láng giềng Tây Ban Nha, khoảng 2.500 người đã rời nhà cửa đi lánh nạn trong đêm do cháy rừng thiêu rụi khoảng 1.000 hécta.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết cuối tuần qua, nhiệt độ tại hai nước trên đã lên tới mức cao nhất từ trước đến nay. Nền nhiệt tăng lên 46,6 độ C
Nhằm ngăn chặn hiệu quả nguy cơ cháy rừng, Chính phủ Thụy Điển ngày 7/8 đã đề xuất một số biện pháp mới. Theo Bộ trưởng Nội vụ và Tư pháp Thụy Điển Morgan Johansson, chính phủ nước này muốn mua thêm trang thiết bị cho lính cứu hỏa và tăng quân số lên 850 người đến năm 2020 và lên 1.000 người trong dài hạn. Bên cạnh đó, nước này sẽ tăng cường năng lực chữa cháy từ trên không.
Mùa Hè năm nay trở thành mùa Hè nóng nhất tại Thụy Điển trong 260 năm qua. Các đợt cháy rừng bùng phát trên khắp cả nước từ giữa tháng 7 vừa qua thiêu rụi 25.000 hécta rừng tại quốc gia Bắc Âu này.
Còn tại Mỹ, miền bắc California vẫn bùng cháy, với trận hỏa hoạn được mệnh danh là Mendocino Complex, phá hủy hơn 117.000 ha. Đến giờ, các đám cháy vẫn chưa bị khống chế mặc dù hơn 14.000 lính cứu hỏa đã được triển khai. Lính cứu hỏa từ New Zealand, Australia cũng bay qua trợ giúp.
Theo Cơ quan Cứu hỏa bang California của Mỹ (Calfire), Mendocino Complex đã phá hủy ít nhất 143 công trình, trong đó có 75 nhà ở, và đe dọa hơn 11.000 công trình khác. Đây là đám cháy rừng lớn thứ hai tại California trong nhiều năm trở lại đây sau đám cháy Thomas hồi tháng 12/2017 biến 281.893 hécta rừng thành tro bụi.
Nguy cơ cháy rừng tại bang California tiếp tục lan rộng khi dự báo thời tiết nóng bức và hanh khô hơn trong tuần này.
Ngày 5/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố đợt cháy rừng tại bang California là "thảm họa nghiêm trọng" và ra lệnh huy động ngân quỹ liên bang để hỗ trợ các nỗ lực khôi phục tại những vùng bị ảnh hưởng.
Quyết định trên của Tổng thống Trump sẽ tạo điều kiện để người dân, các doanh nghiệp, chính quyền các thành phố và địa phương tiếp cận thuận lợi hơn nguồn quỹ liên bang, hỗ trợ thực phẩm cùng các chương trình cứu trợ khác.
Từ nhiều ngày qua, khoảng 4000 lính cứu hỏa đã được huy động để cầm cự và khống chế trận hỏa họa Mendocino Complex. Diện tích bị Mendocino thiêu rụi lớn hơn cả trận hỏa hoạn Thomas, xẩy ra hồi tháng 12/2017 cũng tại California. Từ cuối tháng Bẩy vừa qua, tiểu bang này đã phải hứng chịu hai trận hỏa hoạn khác là Carr và Ferguson.
Theo thẩm định của trường đại học Santa Barbara (California), các hãng bảo hiểm đã phải chi ra 1,8 tỷ USD sau hỏa hoạn Thomas. Đó là chưa kể đến các hoạt động của lính cứu hỏa trong cùng thời kỳ đó tốn kém 177 triệu USD.
Tính cho đến nay, mức độ tàn phá của hỏa hoạn Mendocino đã lớn hơn rất nhiều hỏa hoạn Thomas. Hơn 300.000 ha rừng và 119 ngôi nhà bị thiêu hủy. Cơ quan phòng chống hỏa hoạn California - CallFire, cho rằng hỏa hoạn đã tàn phá dữ dội hơn do khí hậu thay đổi tại California : ẩm ướt vào mùa đông và rất khô vào mùa hè.
Còn tại Australia, hạn hán nghiêm trọng đe dọa hoạt động kinh tế của nhiều nơi, đặc biệt là ở tiểu New South Wales. Tại đây, trong tháng Bẩy, lượng nước mưa chỉ là 10 milimetre. Tình trạng này còn kéo dài cho đến tháng 11. Chính quyền đã đưa ra nhiều biện pháp hạn chế dùng nước như tắm không được quá 3 phút, mỗi tuần chỉ được chạy máy giặt quần áo hai lần. Do không có nước để tưới cỏ, một số trang trại đã phải giảm bớt số lượng đàn gia súc. Nhiều nhà chăn nuôi đang đứng trước nguy cơ phá sản trong lúc tỷ lệ tự tử trong lĩnh vực này đạt mức cao nhất từ trước tới nay.
Linh Đức
Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/tham-hoa-chay-rung-tham-khoc-tai-chau-au-va-my-11408.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.