Mức độ thiệt hại kinh tế, theo ADB, sẽ phụ thuộc vào mức độ bùng phát khó lường của dịch bệnh. Tuy nhiên, phạm vi các kịch bản được khảo sát trong phân tích cho thấy tác động toàn cầu trong phạm vi từ 77 tỷ - 347 tỷ USD, tương đương 0,1% - 0,4% GDP toàn cầu.
Một kịch bản ở mức vừa phải, khi các hành vi và biện pháp phòng ngừa sau 3 tháng dịch bệnh bùng phát như cấm đi lại và các hạn chế đã được áp dụng vào cuối tháng 1 bắt đầu được nới lỏng, thiệt hại toàn cầu có thể lên tới 156 tỷ USD, tương đương 0,2% GDP toàn cầu, trong đó Trung Quốc được dự báo chịu thiệt hại 103 tỷ USD (0,8% GDP của nước này). Phần còn lại của châu Á sẽ mất 22 tỷ USD, tương đương 0,2% GDP.
Theo ông Yasuyuki Sawada, Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, có rất nhiều điều không chắc chắn về Covid-19, bao gồm cả tác động kinh tế của nó. Điều này đòi hỏi phải sử dụng nhiều kịch bản để cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về những tổn thất có thể xảy ra.
Báo cáo “Tác động kinh tế của dịch COVID-19 đối với khu vực châu Á đang phát triển” của ADB trình bày chi tiết đầy đủ về các kịch bản được xem xét. Báo cáo cũng thể hiện tác động ước tính đối với mỗi nền kinh tế trong khu vực - và trong từng lĩnh vực của các nền kinh tế này - bao gồm cả giả định về “kịch bản xấu nhất” đối với một nền kinh tế nhất định trong trường hợp bùng phát nghiêm trọng. Các giả định này không phải là dự báo về một đại dịch sẽ xảy ra, mà chỉ có tính định hướng cho các chính phủ để cân nhắc các ứng phó thích hợp.
Công ty tư vấn rủi ro Prometeia dự đoán kinh tế của quốc gia châu Âu này sẽ giảm 0,3% GDP ba tháng đầu năm 2020. Đây được đánh giá là dấu hiệu của một cuộc suy thoái sắp diễn ra khi tăng trưởng Ý đã bắt đầu chững lại từ ba tháng cuối năm ngoái.
Một tín hiệu đáng báo động khác là thị trường xe hơi Ý bốc hơi 8,8% chỉ trong tháng 2, 60% doanh nghiệp bán xe đều dự báo thua lỗ trong khoảng ba đến bốn tháng tới, theo tờ The Wall Street Journal ngày 6-3.
Hiện nhiều hãng hàng không trên thế giới đã đồng loạt ngừng khai thác các chuyến bay đến Ý do lo ngại dịch bệnh cũng như ế ẩm khách du lịch. Trong khi đó, một số hãng khác như American Airline.
*Ngày 5/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận định, nền kinh tế Mỹ có thể chịu một "đòn mạnh" từ sự bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Nhận định này được đưa ra khi ông chủ Nhà Trắng đã xuất hiện tại cuộc họp đầu tiên ở tòa thị chính trong chiến dịch bầu cử Tổng thống 2020. Khi được hỏi liệu sự bùng phát Covid-19 có gây thiệt hại cho nền kinh tế hàng đầu thế giới hay không, ông Trump khẳng định: "Nó chắc chắn có thể có tác động. Mọi việc sẽ được giải quyết. Mọi người phải bình tĩnh. Chúng ta có các kế hoạch cho từng khả năng và tôi nghĩ đó là điều chúng ta phải làm. Chúng ta hy vọng, dịch bệnh sẽ không kéo dài quá lâu".
Theo ông Clarida, kinh tế Mỹ có các nền tảng vững chắc trong năm 2019 và điều này sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2020. Tuy nhiên, ông cảnh báo dịch Covid-19 sẽ có tác động lớn đến tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc ít nhất là trong quý I/2020 và có thể ảnh hưởng đến các công ty của Mỹ phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc. Ông Clarida nhận định, các chuỗi cung ứng là rất quan trọng, sự gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến yếu tố đầu vào của kinh tế Mỹ. Ông cũng như các quan chức khác cho rằng còn quá sớm để đánh giá tác động, nhưng Fed sẽ giám sát chặt chẽ tình hình
*Ngày 5/3, Thượng viện Mỹ đã nhanh chóng thông qua gói ngân sách hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 trị giá 8,3 tỷ USD được Hạ viện thông qua trước đó. Gói ngân sách này được thông qua với sự đồng thuận của hầu hết các thượng nghị sỹ thuộc cả đảng Dân chủ và Cộng hòa, với 91 phiếu thuận và 1 phiếu chống.
Khoản ngân sách này sẽ bao gồm 2,2 tỷ USD dành cho các cơ quan y tế của địa phương, tiểu bang và liên bang nhằm đối với với dịch COVID-19. Một khoản tiền tương tự cũng được sử dụng để hỗ trợ việc thử nghiệm, kiểm soát lây nhiễm và phát hiện các trường hợp có tiếp xúc với những người bị nhiễm virus.
Hiện đã có 18 bang tại Mỹ xác nhận có các ca nhiễm COVID-19, trong bối cảnh giới chức y tế nước này đang "chạy nước rút" nhằm tìm cách ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh này.
*Ngày 6/3, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố dành khoản ngân sách 1 tỷ AUD (tương đương 660 triệu USD) để thành lập một quỹ y tế phối hợp giữa chính quyền liên bang và các tiểu bang, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Dựa trên quỹ y tế mới, Chính phủ liên bang Australia sẽ đóng vai trò hỗ trợ 50-50 chi phí chữa trị cho bệnh nhân cùng với các tiểu bang, đồng thời triển khai công tác phòng chống và bảo vệ sức khỏe cộng đồng địa phương.
Dự kiến, số tiền liên bang đóng góp sẽ là 500 triệu AUD, trong đó 100 triệu AUD sẽ được phân phối ngay cho các tiểu bang để giải quyết các khoản chi phí y tế cộng đồng phát sinh từ ngày 21/1 - thời điểm dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát.
Thủ tướng Morrison cho biết số tiền tài trợ nói trên chủ yếu nhằm đối phó với dịch COVID-19. Đây là khoản ngân sách độc lập, tách biệt với các khoản tài trợ khác mà Canberra lên kế hoạch từ trước dành cho những bệnh viện và hệ thống y tế quốc gia. Tính đến sáng 6/3, tại Australia đã có 61 trường hợp nhiễm COVID-19, trong đó có 2 ca tử vong.
*Theo thống kê, tính đến thời điểm hiện tại đã có 22 quốc gia trên 3 châu lục tuyên bố đóng cửa các trường học ở nhiều mức độ khác nhau. Trung Quốc – nơi dịch bệnh bùng phát là quốc gia đầu tiên cho học sinh nghỉ học để phòng chống dịch COVID-19.
Hiện một số quốc gia khác cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tình hình dịch bệnh đã cho học sinh cả nước nghỉ học. Hàn Quốc với gần 6.000 ca nhiễm cũng đã hoãn bắt đầu học kỳ hiện tại cho đến 23/3. Trong khi đó, hầu hết các trường học tại Nhật đã đóng cửa sau khi Thủ tướng Shinzo Abe kêu gọi hoãn các lớp học hết tháng 3 và qua kỳ nghỉ xuân vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 ở nước này.
Iran cũng đã cho đóng cửa các trường học và hoãn các sự kiện văn hóa, thể thao lớn. Tuần này, Chính phủ Pháp đã đóng cửa khoảng 120 trường học tại một số khu vực.
Mới đây tại nước Ý, quốc gia bên ngoài Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 cũng cho biết sẽ đóng cửa nhiều trường học ở phía Bắc nước này.
Tại bờ Tây của Mỹ, khu vực có nhiều người nhiễm bệnh nhất cả nước, Los Angeles đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đồng thời khuyên các trường học nên đóng cửa và phụ huynh nên giữ con ở nhà. Tiểu bang Washington nơi có ít nhất 10 ca tử vong vì COVID-19 cũng đã cho học sinh một số trường nghỉ học.
Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết đã có 13 quốc gia đóng cửa các trường học trên toàn quốc, ảnh hưởng đến 290,5 triệu học sinh trong khi 9 nước khác cho đóng cửa trường học tại một số khu vực có ổ dịch COVID-19 ở trong nước.
Mặc dù việc đóng cửa trường học tạm thời trong các cuộc khủng hoảng không phải là một biện pháp mới nhưng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay cho rằng: “Quy mô và tốc độ của sự gián đoạn giáo dục hiện nay là chưa từng có và nếu sự gián đoạn tiếp tục kéo dài có thể ảnh hưởng đến quyền giáo dục”.
*Chính phủ Thái Lan vừa thông báo kế hoạch phát miễn phí 30 triệu khẩu trang vải có thể tái sử dụng cho khoảng 10 triệu người tại thủ đô Bangkok cùng những thành phố đông dân cư khác, trong đó mỗi người được cấp tối đa 3 chiếc.
Kế hoạch này được đưa ra sau cuộc họp giữa chính phủ với các công ty dệt may, Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI) và Viện dệt Thái Lan hôm 5/3, nhằm thảo luận những biện pháp giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung khẩu trang trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 diễn biến phức tạp.
Chính phủ Thái Lan đã đặt hàng các công ty dệt may sản xuất 30 triệu khẩu trang vải, song Bộ Công nghiệp nước này thừa nhận rằng các công ty chỉ đủ khả năng sản xuất 10 triệu chiếc mỗi tháng. Theo Chủ tịch FTI Supant Mongkolsuthree, Thái Lan có khoảng 100 nhà máy dệt may, nhưng chỉ một nửa trong số đó có thể sản xuất khẩu trang vải. Do đó, nếu chính phủ muốn 30 triệu chiếc để cung cấp cho người dân trong 1 tháng thì các doanh nghiệp khó lòng đáp ứng vì chưa đủ năng lực để có thể sản xuất đủ số khẩu trang này.
Cho đến nay, Thái Lan đã ghi nhận 47 trường hợp nhiễm COVID-19. Ngoài một trường hợp tử vong, đã có 31 bệnh nhân nhiễm virus này ở Thái Lan được xuất viện, trong khi 15 người còn lại vẫn đang được điều trị tại các bệnh viện.
*Tờ South China Morning Post của Hông Kông ngày 5/3 đưa tin một bệnh nhân nam ở TQ tên Li Liang vừa tử vong do virus COVID-19 dù trước đó đã chữa khỏi các triệu chứng và xuất viện.
Cụ thể, vợ của nạn nhân cho biết ông nhập viện hôm 12/2 tại một bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán. Ông Li được xuất viện sau hai tuần điều trị và được hướng dẫn tiếp tục cách ly tại một khách sạn trong vòng 14 ngày. Tuy nhiên, ông Li Liang sau đó cảm thấy bất ổn chỉ khoảng hai ngày sau khi xuất viện với cảm giác khô miệng, chướng bụng. Đến ngày 2/3, ông Li nói ông thấy mệt nên lại được đưa vào một bệnh viện và tử vong chiều cùng ngày. Giấy chứng tử của Ủy ban Y tế Vũ Hán cho biết nguyên nhân trực tiếp khiến bệnh nhân tử vong là COVID-19 với triệu chứng suy hô hấp.
Linh Đức
Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/dich-benh-covid-19-phu-bong-den-len-kinh-te-toan-cau-11775.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.