(SKMT) - Trong khuôn khổ Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV, ngày 29/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã diễn ra Hội thảo Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường với chuyên đề “Hoàn thiện thể chế, pháp luật và huy động nguồn lực để bảo vệ môi trường”. Ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đông đảo các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà khoa học trong lĩnh vực môi trường trong và ngoài nước; đại diện các Bộ, ban, ngành, các cơ quan thông tấn báo chí.
Cùng vi sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế, xã hội cũng như các vấn đề môi trường nảy sinh thời gian qua như tác động của biến đổi khí hậu, an ninh môi trường, an ninh sinh thái đòi hỏi pháp luật về bảo vệ môi trường phải được cập nhật, bổ sung với các giải pháp đồng bộ, đủ mạnh, có tính đột phá.
Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội Khóa XIII thông qua tại phiên họp ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Kỳ họp thứ 7, gồm có 20 chương, 170 điều (tăng 05 Chương và 34 điều so vi Luật bảo vệ môi trường năm 2005). Luật bảo vệ môi trường là công cụ pháp lý quan trọng nhằm giữ gìn, bảo vệ môi trường phục vụ cho phát triển bền vững, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của toàn thể nhân dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013. Ngay sau khi Luật được ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 19 văn bản, trong đó có 05 Nghị định, 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 01 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và 11 Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Các văn bản này đã giúp tăng cường công tác quản lý môi trường ở tất cả các cấp ngành trung ương và địa phương, đồng thời giúp các doanh nghiệp thực thi tốt công tác bảo vệ môi trường song hành vi đẩy mạnh kinh doanh, sản xuất.
Bên cạnh đó, công tác đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng. Trong thời gian ti, cần tiếp tục năng cao năng lực ĐMC, ĐTM, KBM cho các bộ, ngành và địa phương để thực hiện có chất lượng cao các yêu cầu tại Luật BVMT; Đẩy mạnh sự hợp tác của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong công tác bảo vệ và quản lý môi trường; Tiếp tục xây dựng các ấn phẩm và phổ biến các hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành về ĐMC, ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường (KBM); Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo và tổ chức các lp tập huấn quy hoạch môi trường (QHMT), ĐMC, ĐTM, KBM; Thành lập hệ thống thông tin và dữ liệu về QHMT, ĐMC, ĐTM, KBM để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập và thẩm định, quản lý…
Đoàn chủ tọa Hội thảo
Đồng thời, hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước về môi trường ở nước ta cơ bản đã được kiện toàn từ Trung ương đến địa phương. Trong thời gian ti, tăng cường công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói riêng được coi là nhiệm vụ xuyên suốt, trọng tâm quan trọng trong sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, việc thành lập phòng chuyên môn quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học trong Chi cục Bảo vệ môi trường là cần thiết đối vi các địa phương nơi có các khu bảo tồn, vườn quốc gia có đa dạng sinh học cao, nhằm triển khai Luật Đa dạng sinh học và thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học có hiệu quả.
Cùng vi việc hoàn thiện thể chế và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường như trên, nhà nước đã coi trọng đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường. Hoạt động đầu tư đã phần nào đáp ứng các mục tiêu: đầu tư để cải thiện chất lượng môi trường sống; đầu tư để nâng cao hiệu quả phát triển, tránh những tổn thất về GDP; đầu tư vì cuộc sống của những thế hệ tương lai.
Sau khi nghe các bài tham luận, các chuyên gia đã cùng nhau trao đổi, thảo luận sôi nổi và đóng góp ý kiến xây dựng báo cáo của Hội thảo quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để trình Phiên toàn thể Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV như cần tăng cường bộ máy quản lý về bảo vệ môi trường tại địa phương, bổ sung cơ chế thực hiện công tác bảo vệ môi trường, bổ sung quy định, hướng dẫn cụ thể cho công tác ứng phó vi biến đổi khí hậu, nâng cao kiến thức và vai trò của cộng đồng trong thực hiện công tác bảo vệ môi trường để từng người dân đều góp phần bảo vệ tốt môi trường sống xung quanh …
H.Trang
Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/tiep-tuc-hoan-thien-the-che-phap-luat-va-tang-cuong-huy-dong-nguon-luc-de-bao-ve-moi-truong-14093.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.