(SKMT) - Đó là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong thời gian tới được nhấn mạnh tại Hội thảo Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường với chuyên đề “Bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với các vấn đề môi trường toàn cầu của Việt Nam” diễn ra ngày 29/9 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đông đảo các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà khoa học trong lĩnh vực môi trường trong và ngoài nước; đại diện các Bộ, ban, ngành, các cơ quan thông tấn báo chí.
Theo báo cáo, Vit Nam là quốc gia giàu có về đa dạng sinh học (ĐDSH), được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về mức độ đa dạng của tài nguyên sinh vật. Tính đa dạng về hệ sinh thái (HST) bao gồm rừng, biển, đất ngập nước; sự phong phú và giàu có về các loài và nguồn gen sinh vật; và dịch vụ sinh thái-môi trường do chúng mang lại; cùng h thống các kiến thức truyền thống và văn hóa địa phương về quản lý và sử dụng tài nguyên đã làm cho ĐDSH có vai trò và giá trị vô cùng to lớn trong vic đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế-xã hội Vit Nam, nhất là lĩnh vực sản xuất nông lâm nghip và thủy sản. Du lịch sinh thái cũng đang trở thành ngành kinh tế đầy tiềm năng, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Nhận thức được sự cần thiết phải bảo tồn ĐDSH, từ đầu những năm 1960 của thế kỷ trước, Đảng và nhà nước đã có những chính sách bảo vệ các khu rừng nguyên sinh (rừng cấm), nhờ đó Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập. Tuy nhiên, quyết tâm và cam kết bảo tồn ĐDSH của nhà nước được chú trọng hơn sau khi Vit Nam trở thành viên công ước CBD và CITES năm 1994. Một hệ thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn (VQG/KBT) của Vit Nam đã được quy hoạch và thành lập trên toàn quốc (theo Luật Bảo v và Phát triển rừng, Luật Thủy sản). Đến nay, Vit Nam đã có 164 KBT rừng đặc dụng với tổng diện tích gần 2,2 triu ha và dự kiến đến năm 2020 sẽ nâng lên 176 khu tương đương 2,4 triu ha.
Thành tựu và cũng là cột mốc quan trọng nhất cho sự nghip bảo tồn ĐDSH Vit Nam là Luật ĐDSH được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 và bắt đầu có hiu lực từ ngày 01/7/2009. Luật ĐDSH được đánh giá là rất tiến bộ, có tầm nhìn, h thống và tiếp cận đầy đủ các cam kết và chuẩn mực quốc tế về bảo tồn ĐDSH. Đây là khung luật đầu tiên của Vit Nam quy định về bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH. Trên cơ sở này, đến nay đã có 10 Nghị định của Chính phủ, 12 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 23 Thông tư của Bộ trưởng đã được ban hành, thể chế hóa các chiến lược, quy hoạch, cơ chế về bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH Vit Nam.
Đoàn chủ tọa Hội thảo
Tuy vậy, không thể phủ nhận được thực tế là tài nguyên ĐDSH của Việt Nam liên tục bị suy giảm và suy thoái dưới áp lực của gia tăng dân số, khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và sự đánh đổi với ưu tiên phát triển kinh tế. Nhận thức được vấn đề đó, Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành TƯ Đảng về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo v môi trường đã nhận định: “…ĐDSH suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên din rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế-xã hội, sức khỏe và đời sống nhân dân”. Đồng thời, Nghị quyết cũng giao nhim vụ cho các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện các nội dung: (i) Bảo v, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng, nhất là rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, rừng đầu nguồn. Ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng. Sớm dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên; (ii) Tăng cường quản lý, mở rộng din tích các khu bảo tồn thiên nhiên hin có tại những nơi có đủ điều kin và đẩy nhanh vic thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên mới. Ưu tiên nguồn lực cho bảo v cảnh quan, sinh thái, di sản thiên nhiên; (iii) Bảo vệ nghiêm ngặt các loài động vật hoang dã, các giống cây trồng, cây dược liệu, vật nuôi có giá trị, loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Ngăn chặn sự xâm nhập, phát triển của sinh vật ngoại lai xâm hại; (iv) Tăng cường quản lý rủi ro từ sinh vật biến đổi gen.
Thực hin Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành TƯ Đảng, các cơ quan Nhà nước phải triển khai đồng bộ rất nhiều các giải pháp, bin pháp. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn ĐDSH sớm đi vào nề nếp và đạt hiu quả thì vic xác định rõ và tổ chức triển khai các nhim vụ ưu tiên nhằm duy trì, bảo tồn sự ĐDSH của Quốc gia là vic quan trọng đầu tiên chúng ta phải làm.
Tại Hội thảo, các đại biểu nhất trí rằng đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng trong vic phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tại Vit Nam. Các đại biểu đã tập trung bàn về các vấn đề ưu tiên trong quản lý đa dạng sinh học tại Vit Nam: củng cố hệ thống chính sách và pháp luật về đa dạng sinh học; tăng cường h thống tổ chức quản lý, phân công, phân cấp; tăng tính hiu quả của thực thi pháp luật; tăng cường nguồn lực tài chính cho đa dạng sinh học; nâng cao nhận thức và xã hội hóa công tác bảo tồn đa dạng sinh học…
PV
Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/uu-tien-bao-ton-da-dang-sinh-hoc-va-ung-pho-voi-cac-van-de-moi-truong-toan-cau-cua-viet-nam-14094.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.