Ngày 29/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Hội thảo nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV năm 2015 nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả đã đạt được trong công tác bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2011 - 2015, xác định những vấn đề còn tồn tại, khó khăn và vướng mắc, rút ra các bài học kinh nghiệm, đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho công tác bảo vệ môi trường ở nước ta trong giai đoạn 5 năm tới. Đông đảo các nhà quản lý chính sách và các chuyên gia lĩnh vực môi trường đã tham dự và thảo luận các chủ đề xoay quanh vấn đề quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
TS. Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường phát biểu tại
TS. Hoàng Dng Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết: Trong giai đoạn 2011-2015, với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, với sự cố gắng nỗ lực không mệt mỏi của các Bộ, ngành, cơ quan ở Trung ng và các địa phng trên cả nước, công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đã tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một số kết quả nổi bật đạt được trong giai đoạn này có thể kể đến như: Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện, ngày càng phát huy hiệu lực và hiệu quả, thể hiện qua việc Ban Chấp hành Trung ng Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 với nhiều điểm mới, khắc phục kịp thời các vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý môi trường hiện nay, tạo đòn bẩy mạnh mẽ để nâng tầm công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới; Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường không ngừng được củng cố. Năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường tiếp tục được nâng cao. Việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng Bộ, ngành trong hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường được điều chỉnh đã tăng cường trách nhiệm và tạo cơ chế phối hợp hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường; nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường đã được nâng cao trong toàn hệ thống chính trị cũng như đến từng tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Với những thành công đó, bước đầu thực hiện được mục tiêu kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sống mà Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đáng ghi nhận, công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường vẫn còn tồn tại, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế có nhiều vấn đề mới nảy sinh. Chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận, phân tích và đánh giá những vấn đề còn tồn tại cần được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành quan tâm tập trung tìm giải pháp hữu hiệu hơn như: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn chồng chéo, tồn tại và bất cập cần tiếp tục được nghiên cứu nhằm chỉnh sửa, bổ sung cho đầy đủ, đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế; năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ng đến địa phng cần được củng cố, kiện toàn bảo đảm tính thống nhất và hiệu quả; Công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm; hoạt động quản lý chất thải, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, Chng trình mục tiêu hỗ trợ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng giai đoạn 2016 – 2020... cần được quan tâm hơn nữa; công tác xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường của các bộ, ngành, địa phng và việc phân bổ nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức; công tác bảo tồn đa dạng sinh học cần được quan tâm và phát huy hiệu quả hơn nữa...
Đại biểu tham gia hội thảo xác định các nhiệm vụ trọng tâm và đề xuất các giải pháp đột phá nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong giai đoạn 2016 - 2020 để báo cáo trước Phiên toàn thể tại Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV. Bên cạnh đó, hội thảo còn tạo lập diễn đàn đối tác công tư để các nhà quản lý các cấp, các chuyên gia trao đổi, thảo luận, đánh giá về các vấn đề môi trường, các nhiệm vụ và giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Tại phiên họp thứ nhất: Môi trường Việt Nam - Những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết, các đại biểu đã tập trung vào 3 chủ đề chính: Phòng ngừa và giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu đến môi trường; Quản lý chất thải; khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường và Bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với các vấn đề môi trường toàn cầu của Việt Nam.
Phiên họp thứ hai về “Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường” với hai chủ đề: “ Hoàn thiện thể chế, pháp luật và huy động nguồn lực để bảo vệ môi trường” và “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, cộng đồng”.
T.Vân
Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/de-xuat-cac-giai-phap-dot-pha-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve-bao-ve-moi-truong-trong-giai-doan-2016-2020-14100.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.