(SKMT) - Đó là nhận định trong báo cáo tổng kết công tác bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Phiên toàn thể Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV
Theo đó, giai đon 2011 – 2015, được sự quan tâm lãnh đo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đo, điều hành sát sao của Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, của các cấp chính quyền, sự vào cuộc của các nhà khoa học, sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng, cộng đồng và người dân, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước, công tác bảo vệ môi trường đã có bước phát triển mới và đt được những kết quả quan trọng, góp phần hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường, giữ cân bằng sinh thái, bảo đảm chất lượng môi trường sống vì sức khoẻ của người dân và sự phát triển bền vững đất nước.
Hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật và các quy chuẩn kỹ thuật được bổ sung, hoàn thiện thêm một bước, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về bảo vệ môi trường; tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tiếp tục được kiện toàn từ Trung ương đến địa phương; năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có bước phát triển. Ngoài ra là huy động nguồn lực tài chính, khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế cũng như sự tham gia của các tổ chức, cộng đồng cho công tác bảo vệ môi trường.
Trong giai đon 2011 – 2015 đã thực hiện nhiều cơ chế, công cụ, biện pháp quản lý nhà nước về môi trường, nhiều chương trình, dự án bảo vệ môi trường. Cụ thể như: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của người dân và cộng đồng; thẩm định về môi trường đối với các dự án chiến lược, quy hoch, dự án đầu tư phát triển; kiểm tra, xác nhận công trình bảo vệ môi trường trước khi dự án đi vào hot động; rà soát, đánh giá, phân loi các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường; xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; kiểm soát hot động nhập khẩu phế liệu; kiểm soát nguồn phát sinh, việc lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hi; thanh tra, xử lý vi phm pháp luật về môi trường; đấu tranh phòng chống tội phm về môi trường; kiểm soát khu vực có nhiều điểm, nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường (lưu vực song, làng nghề, khu đô thị, khu công nghiệp); thực hiện các chương trình, dự án thu gom, xử lý nước thải đô thị; thu gom, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hot; khắc phục ô nhiễm, cải tạo và phục hồi môi trường; cung cấp nước sch và bảo đảm vệ sinh môi trường; bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dng sinh học; ứng phó với các vấn đề môi trường toàn cầu, tác động môi trường xuyên biên giới; quan trắc và lập báo cáo hiện trng môi trường; ...
Do đó đã to bước chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về môi trường của cộng đồng, doanh nghiệp; giảm dần số lượng và mức độ tác động của các nguồn hiện đang gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường; việc lợi dụng nhập khẩu phế liệu để đưa chất thải vào nước ta có xu hướng giảm; tỷ lệ nước thải sinh hot được thu gom, xử lý tăng; tỷ lệ chất thải rắn sinh hot được thu gom, tái chế có tăng; tỷ lệ chất thải rắn phải chôn lấp có giảm; chất thải nguy hi được quản lý tốt hơn thông qua việc kiểm soát nguồn phát thải, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý; một số khu vực môi trường bị ô nhiễm được khắc phục, cải to và phục hồi; tỷ lệ dân được cung cấp nước sch, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường tăng; độ che phủ rừng tăng, đa dng sinh học được cải thiện một bước.
Báo cáo hiện trng môi trường trong các năm từ 2011-2015 cho thấy ô nhiễm môi trường ở nước ta vẫn xảy ra nhưng xu hướng tăng mnh như trước đây đã được ngăn chặn, mức độ ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi không tăng hoặc tăng không đáng kể, chất lượng môi trường có nơi, có lúc đã được cải thiện; một số dự báo tác động xấu tới môi trường từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đã được ngăn ngừa có hiệu quả.
Tuy đt được những kết quả quan trọng nhưng vì lý do khách quan và cả chủ quan, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta còn tồn tại nhiều vấn đề và đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là: Nhiều vấn đề môi trường bức xúc chưa được giải quyết trong khi áp lực từ các hoạt động đầu tư phát triển trong nước gia tăng mnh. Tác động của biến đổi khí hậu, các vấn đề môi trường xuyên biên giới, theo dòng hội nhập kinh tế ngày càng lớn, phức tp, khó lường. Xu thế dịch chuyển chính sách trong bối cảnh biến đối khí hậu ở các nước trên thế giới đặt ra yêu cầu về môi trường trong thương mi quốc tế, hội nhập ngày càng cao. Định hướng phát triển bền vững, chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trưởng hướng tới nền kinh tế xanh đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác bảo vệ môi trường. Năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, không theo kịp với sự phát sinh và tính chất ngày càng phức tp của các vấn đề môi trường.Nguồn lực tài chính đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hn hẹp, thiếu cơ chế hiệu quả huy động nguồn vốn trong xã hội đầu tư cho bảo vệ môi trường.
Quán triệt các quan điểm, chủ trương nêu trong Nghị quyết 24-NQ/TW của Trung ương về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường 2014, Chiến lược BVMT đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Nghị quyết 35 của Chính phủ về các vấn đề cấp bách trong công tác BVMT, một số định hướng cơ bản cho giai đon 2016 – 220 là: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phm pháp luật về bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, trước mắt tập trung xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; rà soát, xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hoá hot động bảo vệ môi trường, phát triển dịch vụ môi trường; sớm có cơ chế áp dụng hiệu quả các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường bao gồm các loi thuế, phí, các hình thức đặt cọc, ký quỹ môi trường, nâng cao hiệu quả hot động của hệ thống các Quỹ bảo vệ môi trường trung ương và địa phương. Nghiên cứu sửa đổi Luật Đa dng sinh học nhằm hình thành khung pháp lý đủ mạnh, thống nhất và hiệu quả hơn cho công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dng sinh học. Nghiên cứu xây dựng Luật Không khí sch.
Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương, trọng tâm là các địa phương. Tăng cường huy động và đa dng hóa nguồn lực tài chính cho bảo vệ môi trường, nhất là đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn tập trung, nước thải sinh hot tập trung; khắc phục, cải to hồ, ao, kênh, mương, sông chảy qua các đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm, khu vực bị nhiễm độc hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, dioxin trong chiến tranh. Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế, xã hội hóa hot động bảo vệ môi trường.
Phát huy vai trò của khoa học và công nghệ và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước về bảo vệ môi trường. Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế, coi trọng việc tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế, thúc đẩy hợp tác Á-Âu, châu Á- Thái Bình Dương, ASEAN,ASEAN+3, cơ chế hợp tác môi trường Đông Á, hợp tác về môi trường các nước Tiểu vùng sông Mê Công trong bảo vệ môi trường.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức quần chúng trong việc huy động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng đẩy mnh truyền thông giáo dục pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật môi trường.
Tăng cường, đẩy mnh việc thực hiện các công cụ, biện pháp, chương trình, dự án phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường; quản lý chất thải, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; ứng phó hiệu quả với các vấn đề môi trường toàn cầu, theo dòng hội nhập và xuyên biên giới; Xây dựng và tổ chức thực hiện thành công các chương trình bảo vệ môi trường trọng điểm; Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng mô hình hợp tác công tư thu gom và xử lý nước thải sinh hot tập trung theo hướng vay vốn và tạo cơ chế trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” để chi trả; Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường; Quy hoch, từng bước xây dựng, phát triển mạng lưới quan trắc môi trường theo hướng kết nối tự động, thống nhất trên phm vi cả nước.
PV
Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/cong-tac-bao-ve-moi-truong-dat-duoc-nhung-ket-qua-quan-trong-gop-phan-han-che-muc-do-gia-tang-o-nhiem-suy-thoai-moi-truong-giu-can-bang-sinh-thai-14105.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.