(SKMT) - Nm trong chuỗi các Hội thảo Khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 4, ngày 29/9 đã diễn ra Hội thảo chuyên đề “Vai trò của khoa học công nghệ trong công tác bảo vệ thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học”. Hội thảo do GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam, TS. Hoàng Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học chủ trì và có sự tham gia đông đảo của đại diện các Bộ/ngành, địa phương, các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về khoa học công nghệ trong lĩnh vực môi trường..
Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật và nguồn gen phong phú, đặc hữu. Đến nay, tại Việt Nam đã xác định được khoảng 49.200 loài sinh vật và là một trong 10 trung tâm ĐDSH phong phú nhất thế giới và cũng được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về sự đa dạng tài nguyên sinh vật/tài nguyên di truyền, là nơi có nguồn gen cây trồng và vật nuôi địa phương đa dạng của thế giới.
Tuy nhiên sự đa dạng tài nguyên thực vật nói trên đang bị đe dọa nghiêm trọng do hậu quả của chiến tranh, của việc khai thác bừa bãi và thiếu ý thức, do thiên tai, do thói quen canh tác lạc hậu, do sự gia tăng dân số kèm theo quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại khắp các vùng trong cả nước, đặc biệt là sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng mà Việt Nam là 1 trong số 5 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Bên cạnh đó, bối cảnh toàn cầu cũng đặt ra những thách thức và những cơ hội mới. Mức độ biến đổi khí hậu trở nên nghiêm trọng hơn và ngày càng tác động tiêu cực đến tài nguyên di truyền. Mặt khác, cộng đồng quốc tế cũng hơn bao giờ hết quan tâm chủ quyền quốc gia và trao đổi nguồn gen quốc tế. Vì thế vấn đề quản lý bảo tồn và khai thác sử dụng bền vững nguồn gen càng trở nên cấp thiết hơn.
Đoàn chủ trì Hội thảo
Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên di truyền, trong vòng 10 năm qua, Nhà nước đã ban hành khung pháp lý tương đối đầy đủ liên quan đến bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn gen thực vật, động vật và VSV. Nhiều bộ luật quan trọng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên đã ra đời và được hoàn thiện, như: Luật Thủy sản (năm 2003); Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004); Luật Bảo vệ môi trường (2005); Luật Tài nguyên nước (2012). Đặc biệt, Luật Đa dạng sinh học (2008) đã tạo cơ sở pháp lý để các cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn tài nguyên di truyền thông qua các cơ chế mới về đồng quản lý và chia sẻ lợi ích.
Bên cạnh đó, công tác điều tra, thu thập và nhập nội nguồn gen thực vật, động vật và VSV đã và đang được các cơ quan trong hệ thống bảo tồn quỹ gen quốc gia tiến hành trong cả nước. Công tác bảo tồn, lưu giữ và đánh giá nguồn gen cũng được thực hiện nghiêm ngặt. Việc sử dụng và khai thác phát triển nguồn gen tạo giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, cây thuốc… ngày càng được tăng cường. Đồng thời, tổ chức mạng lưới quỹ gen trên toàn quốc cũng được thiết lập nhm nâng cao hiệu quả công tác quỹ gen. Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu và thông tin nguồn gen sinh vật cũng được triển khai đồng bộ đối với tất cả các loại gen.
Trong thời gian tới, cần củng cố, phát triển mạng lưới tổ chức bảo tồn; có chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các tổ chức bảo tồn; lồng ghép chính sách bào tồn với các chính sách về phát triển nông nghiệp – nông thôn – nông dân; lồng ghép KH&CN về bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen, đánh giá di truyền nguồn gen với các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ phục vục phát triển kinh tế vùng và địa phương. Đào tạo nhân lực ngay từ giai đoạn đầu triển khai xây dựng, đảm bảo cho các tổ chức tham gia mạng lưới đủ nhân lực thực thi nhiệm vụ. Xã hội hoá nguồn lực tài chính cho việc xây dựng và duy trì hoạt động các trung tâm theo mô hình công tư kết hợp, bao gồm nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, địa phương, các doanh nghiệp, các quỹ về môi trường và đa dạng sinh học, nhà tài trợ trong nước và quốc tế. Xây dựng và triển khai có hiệu quả chương trình quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen; Ứng dụng các phương pháp tiến tiến trong công tác bảo tồn, khai thác phát triển và quản lý nguồn gen.
Toàn cảnh Hội thảo
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các bài tham luận về hiện trạng và kinh nghiệm phòng ngừa sinh vật ngoại lại ở Việt Nam; vấn đề bồi hoàn đa dạng sinh học, việc đánh giá các loài động, thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng; vấn đề đa dạng sinh học trong quy hoạch sử dụng đất; việc lồng ghép đa dạng sinh học trong đánh giá tác động môi trường; việc chống chịu trước biến đổi khí hậu của hệ sinh thái; việc đánh đổi giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển…
Trao đổi tại Hội thảo, các đại biểu cho rng các bài tham luận của các diễn giả đã đánh giá đúng được thực trạng tình hình đa dạng sinh học tại Việt Nam. Việt Nam có sự đa dạng sinh học rất phong phú, vì thế cần có những nghiên cứu các tác động của con người đối với đa dạng sinh học, các tác động này có vai trò quan trọng trong việc chống biến đổi khí hậu. Đồng thời, các đại biểu cũng cho rng việc xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung đa dạng sinh học rất quan trọng, là điều kiện cho quá trình phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học.
Kết luận Hội thảo, TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học cho rằng các bài tham luận đã đạt được kết quả tốt và có sự thống nhất quan điểm cao. Với nhận thức nguồn gen là tài sản vô giá của quốc gia, là lợi thế quan trọng tạo sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế dựa vào sinh học trong tương lai, hy vọng rng cùng với khoa học và công nghệ sẽ phát huy những thành tựu bảo tồn nguồn gen đã đạt được trong giai đoạn trước, để có bước phát triển mới trong giai đoạn tiếp theo.
T.Vân
Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/tang-cuong-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-trong-cong-tac-bao-ve-thien-nhien-va-bao-ton-da-dang-sinh-hoc-14110.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.