Thông tin trên vừa được ThS. BS Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết. Tuy nhiên, BS Nguyên cũng thông tin, để có kết quả chính xác nhất, bệnh viện cũng đang làm thêm xét nghiệm mẫu nước tiểu của các bệnh nhân.
Bác sĩ Nguyên cũng khuyến cáo, với các trường hợp nguy cơ cao hoặc có các biểu hiện nghi ngờ, có thể đến các cơ sở y tế để chỉ định làm các thăm dò và xét nghiệm, chụp Xquang phổi, công thức máu, chức năng thận, men gan, nồng độ thủy ngân máu, thủy ngân trong nước tiểu thu gom trong 24 giờ.
Theo Bác sĩ Nguyên, để tránh việc dồn đến khám tại 1 bệnh viện gây quá tải, việc làm xét nghiệm thủy ngân có thể được làm ở một số phòng xét nghiệm - Viện Hóa học thuộc Viện Hàn lâm và Khoa học Công nghệ Việt Nam. Các bác sỹ tại các cơ sở đó khi cần thiết sẽ trao đổi hoặc hội chẩn với Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai để làm thêm các kiểm tra, chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân khi cần thiết.
PV
Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/lien-quan-vu-chay-cong-ty-rang-dong-thuy-ngan-trong-mau-cua-nguoi-kham-benh-o-pham-vi-binh-thuong-16913.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.