Các tác giả đến từ nhóm Mater Research của Viện nghiên cứu Translational và Đại học Queensland (Úc).
Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Clinical and Translational Immunology. Phó giáo sư Kristen Radford, trưởng nhóm nghiên cứu bày tỏ: "Chúng tôi rất vui khi thấy nghiên cứu của chúng tôi được công bố trên một tạp chí uy tín và chúng tôi hy vọng công việc tiếp tục hướng tới việc tìm ra một loại vắc-xin ung thư an toàn và hiệu quả sẽ mang lại lợi ích cho bệnh nhân ung thư trong tương lai".
Các nhà khoa học này cũng cho biết, đã sẵn sàng thử nghiệm loại vắc - xin này ở người, sau kết quả thành công của các nghiên cứu tiền lâm sàng. Kristen Radford nói rằng: "Chúng tôi hy vọng loại vắc-xin này có thể được sử dụng để điều trị ung thư máu, chẳng hạn như bệnh bạch cầu dòng tủy, ung thư hạch không Hodgkin, đa u tủy và bệnh bạch cầu ở trẻ em, cộng với các khối u ác tính bao gồm ung thư vú, phổi, thận, buồng trứng và ung thư tuyến tụy".
Vắc-xin nguyên mẫu này nhắm vào các tế bào khối u quan trọng, cần thiết để kích hoạt các phản ứng miễn dịch đặc hiệu với khối u, từ đó tối đa hóa hiệu quả điều trị tiềm năng, đồng thời giảm thiểu tác dụng phụ tiềm ẩn.
Phó giáo sư Kristen Radford chia sẻ thêm: Vắc-xin mới của chúng tôi bao gồm các kháng thể người được hợp nhất với protein đặc hiệu của khối u. Do tính chất "lợi dụng" phần nào khối u, nên mỗi liều vắc-xin đều được thiết kế với khả năng tấn công tối đa loại ung thư mà nó nhắm tới, cung cấp lợi thế lớn so với các vắc-xin điều trị ung thư khác và được hứa hẹn trong các thử nghiệm lâm sàng sớm.
THÀNH NGUYÊN
Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/phat-trien-mot-loai-vac-xin-dieu-tri-nhieu-benh-ung-thu-17259.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.