Tiến sĩ Chris Adigun, từ Đại học Y khoa New York (Mỹ) cho biết các loại đèn UV làm cứng gel móng tay có thể gây ảnh hưởng tới da tương tự như nằm phơi nắng dưới ánh nắng mặt trời. Một tác dụng phụ không mong muốn là khi tiếp xúc với ánh sáng UV, da sẽ bị lão hóa, có nghĩa là bạn sở hữu bộ móng tay hoàn hảo nhưng đổi lại bàn tay bị nhăn nheo.
Thành phần hóa học của sơn móng tay bao gồm: formaldehyde, phthalates, acetone, toluene và benzophenones.
Benzen, chất dung môi rất tốt có trong chất tẩy, sơn móng là một trong những dung môi hữu cơ gây độc hại cho người sử dụng và người làm nghề sơn móng. Chất này bay hơi rất nhanh và được hấp thụ ngay qua đường hô hấp, sạu đó lưu tại gan, tủy sống và các tế bào mỡ.
![]() |
Sơn móng có thể gây ung thư da |
Tủy xương là cơ quan chịu tác dụng độc hại của benzen nhất gây trở ngại cho sự tăng trưởng và tái tạo tế bào. Benzen gây độc ở thần kinh làm người bệnh choáng váng, mệt mỏi, mất sáng suốt. Nếu hít liên tục chất này trong thời gian dài sẽ bị thiếu hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Ung thư bạch cầu, ung thư hạch non-Hodgkin lymphoma có thể xảy ra sau 10-15 năm sau.
Aceton, một dung môi quan trọng trong nước rửa móng tay, móng chân. Chất này làm móng nhanh giòn, xơ xác... dính vào da gây ngứa đầu ngón tay, ngón chân. Hít nhiều chất bay hơi này sẽ rất hại phổi, có cảm giác say, mất thăng bằng. Toluen cũng là mối nguy hại bởi nó sẽ dần được dùng để thay thế benzen. Chất này có thể gây nghiện nếu hít nhiều.
Toluen ít tan trong nước và được phân bố nhanh vào các mô tế bào não, gan, thận ngay sau khi hít vào. Chất này gây độc trực tiếp đến thần kinh, nhất là với những phụ nữ có thai. Trong quá trình làm móng, lớp biểu bì bị cắt hay bong khỏi móng, các tác nhân gây nhiễm trùng từ các dụng cụ không được tiệt trùng xâm nhập.
![]() |
Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/hiem-hoa-tu-son-mong-tay-17885.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.