SK&MT - Ngày 5/5, tại trường Đại Học Trường Đại học Y tế Công cộng đã tổ chức buổi tọa đàm giữa Việt Nam- Đan Mạch với chủ đề “bệnh không lây nhiễm”. Buổi tọa đàm đàm có đại diện của các Cục/Vụ thuộc Bộ Y tế, Trường Đại học Y Tế công cộng cùng với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, giám đốc công ty Novo Nordisk – Đan Mạch.
Tại buổi tọa đàm, GS.TS Lê Quang Cường – Thứ trưởng bộ y tế cho biết: “Với sự gia tăng tuổi thọ và tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng. Phổ biến nhất ở Việt Nam là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính. Những bệnh này chiếm đến 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật và 73% các trường hợp tử vong hàng năm. Ước tính nước ta có khoảng 12 triệu người tăng huyết áp, gần 3 triệu người đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh phổi mạn tính và mỗi năm có khoảng 120.000 ca mắc ung thư mới”.
GS.TS Lê Quang Cường – Thứ trưởng Bộ y tế phát biểu trong buổi tọa đàm
TS Trần Quốc Bảo, Trưởng Phòng kiểm soát bệnh không lây nhiễm, Bộ Y tế nhấn mạnh, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật gây tử vong ngày càng lớn của các bệnh không lây nhiễm. Ước tính năm 2012 có 73% số trường hợp tử vong và 66% tổng gánh nặng bệnh tật toàn quốc là do các bệnh này (chủ yếu là các bệnh: Tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh hô hấp mãn tính).
Đặc biệt, 40% số trường hợp tử vong do bệnh không lây nhiễm trước 70 tuổi. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu liên quan đến các thói quen, tập quán của người dân và do mức độ gia tăng của các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, sử dụng rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, tình trạng thừa cân béo phì, tăng huyết áp, tăng đường máu và rối loạn mỡ máu.
Ông Omar Sherief Mohammad, Đại diện công ty Novo Nordisk – Đan Mạch chỉ ra thực trạng ở Việt Nam: “Trong số bệnh không lây nhiễm thì ĐTĐ là một trong những bệnh phổ biến và nguy hiểm. Tốc độ tăng khá nhanh do lối sống và chế độ ăn uống chưa khoa học sẽ dẫn đến TĐT. Trong điều trị đái tháo đường chỉ có một nửa số bệnh nhân biết mình mắc bệnh, trong số người biết mình mắc bệnh có 50% số đó được điều trị, có 25% điều trị thành công không có biến chứng nguy hiểm, Biến chứng ĐTĐ bị mù lòa các chi, tim mạch, đột quỵ, tai biến có thể tử vong. Năm 2012, Việt Nam có 52.000 tử vong do ĐTĐ, Chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt để giữ ĐTĐ một trong những bệnh ĐTĐ quan trọng nhất quốc gia về sức khỏe.
Sinh viên trường Đại học Y tế Công cộng kiểm tra Đái tháo đường
Ngoài ra, ông Omar Sherief Mohammad đưa ra những thách thức ở Việt Nam trong việc phòng chống bệnh không lây nhiễm nói chung và bệnh ĐTĐ nói riêng: Nhận thức của người dân về bệnh này, có 5% số người chẩn đoán biết mình mắc bệnh. Lối sống tĩnh tại là căn nguyên, 90% dành cho công việc thiếu hoạt động thể chất, tâm lý street, có chế độ ăn uống không hợp lý.”
Ông Omar Sherief Mohammad, Đại diện công ty Novo Nordisk – Đan Mạch trả lời phỏng vấn
Việc phát hiện và quản lý bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam còn hạn chế và còn gặp nhiều khó khăn. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025. Tuy nhiên, các hoạt động dự phòng và nâng cao sức khỏe chưa được chú trọng đầu tư đúng mức, vẫn là những thách thức lớn đối với công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân, dài hơi cần có các giải pháp quyết liệt, tăng cường đầu tư cho các hoạt động chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Để phòng chống bệnh không lây nhiễm mỗi người dân tạo cho mình một lối sống lành mạnh, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, không hút thuốc lá, không uống rượu bia tăng cường hoạt động thể lực và định kỳ hàng năm kiểm tra sức khỏe sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường của sức khỏe.
Nguyễn Thúy – Thiên Tuyến
Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/benh-khong-lay-nhiem-va-nhung-thach-thuc-trong-phong-chong-19433.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.