Trong quyết định xử phạt thì việc lắp dựng trạm trộn bê tông asphalt (có kích thước 9.7m x 6.8m = 65.96m2) tại vị trí K2+700 đê biển I, thuộc địa phận phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, và việc thi công lắp dựng cốt thép trên mặt tường gạch xây đã có sát mép nước cách chân đê 205m tại vị trí K2+685 đê biển I, thuộc địa phận trên đều thuộc trách nhiệm của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Suvinco Việt Nam (địa chỉ trụ sở chính: số 211 lô 22 Lê Hồng Phong, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng) đại diện pháp luật là ông Nguyễn Văn Sức. Với việc cố tình vi phạm nhiều lần các quy định trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều với tổng số tiền nộp phạt là 135.000.000đồng (Một trăm ba mươi lăm triệu đồng). Và phải khắc phục hậu quả bằng việc tháo dỡ toàn bộ phần công trình vi phạm, hoàn trả nguyên trạng mặt bằng ban đầy trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.
Bãi vật liệu xây dựng Suvinco.
Xem thường quy định, luật pháp
Văn bản, quyết định thì là như vậy, tuy nhiên theo ghi nhận của phóng viên thì cho đến nay, tức là khoảng hơn nửa năm tính từ thời điểm quyết định này có hiệu lực ngày 31/10/2018 thì theo ghi nhận của phóng viên khu vực xây lắp trạm trộn bê tông vẫn còn nguyên hiện trạng và có dấu hiệu hoạt động bình thường. Một đơn vị hoạt động nằm ngoài quy định của nhà nước, vi phạm luật đê điều thì liệu có tôn trọng những quy định khác về luật an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải, luật bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh....
Hành lang đê vi phạm.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Bá Tiến- Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai cho rằng: Việc doanh nghiệp không thực hiện việc khắc phục hậu quả là điều không thể chấp nhận; theo ông việc chậm nộp tiền vi phạm hành chính còn có thể châm trước, trong quyết định xử phạt thì quản lý nhà nước quan tâm nhất vẫn là biện pháp khắc phục hậu quả (trong trường hợp này là tháo dỡ, trả lại hiện trạng ban đầu). Khi được phóng viên hỏi vì sao cho đến nay vẫn còn hiện trang trạm trộn bê tông tồn tại sau từng ấy thời gian ban hành quyết định thì ông cho rằng “Việc này đã được giao cho Ủy ban nhân dân quận Dương Kinh chủ trì, quận sẽ phải có trách nhiệm báo cáo toàn bộ những việc này”. Tuy nhiên cho đến nay, quận đã báo cáo hay chưa, phương án kiểm tra rà soát, xử lý sau vi phạm được tiến hành như thế nào thì dường như ông không nắm kĩ, và từ chối trả lời cho đến khi kiểm tra lại toàn bộ văn bản?
Như vậy, dư luận có thể đặt ra câu hỏi: Một trạm trộn bê tông lớn, không phải cái kim, cái tăm, nằm trên gần đường trục lớn, cách trụ sở Ủy ban nhân dân Quận không xa, vậy tại sao vẫn để trường hợp này ngang nhiên tồn tại, gây nhiều hoài nghi và bức xúc cho dư luận? Liệu ẩn sâu trong sự việc này còn góc khuất nào khác? Tại sao cho đến nay việc xử lý vi phạm tưởng chừng rất đơn gian mà cho tới nay chưa thực hiện được? Ủy ban nhân dân quận Dương kinh cố tình bao che vi phạm hay bất lực?
Sức khỏe và Môi trường điện tử sẽ tiếp tục thông tin…
Nhóm PV
Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/thach-thuc-du-luan-tram-tron-be-tong-nghi-khong-phep-ngang-nhien-ton-tai-20102.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.