Thông tin trên được được các chuyên gia tiêu hóa đưa ra tại hội thảo khoa học với chủ đề “Probiotics- Xu hướng điều trị mới trong hội chứng ruột kích thích” do Hội Khoa học Tiêu hóa TP.HCM tổ chức trong ngày 28/6.
Theo các chuyên gia, chẩn đoán IBS theo tiêu chuẩn Rome IV đã được đưa ra tại Hội nghị Tiêu hóa quốc tế hồi năm 2016, thì IBS có triệu chứng đau bụng tái đi tái lại, trung bình ít nhất 1 ngày/tuần kéo dài trong 3 tháng, có kết hợp với 2 hoặc 3 đặc điểm: Liên quan tới việc đi tiêu; Thay đổi số lần đi tiêu; Thay đổi tính chất của phân.
Toàn cảnh hội thảo khoa học với chủ đề “Probiotics- Xu hướng điều trị mới trong hội chứng ruột kích thích” do Hội Khoa học Tiêu hóa TP.HCM tổ chức
Dễ nhận diện hơn, IBS chung quy có 2 thể loại triệu chứng: Các triệu chứng về tiêu hóa biểu hiện chính là đau bụng, bụng chướng hơi, rối loạn đại tiện, rối loạn phân; Các triệu chứng ngoài ống tiêu hóa phụ thuộc vào thời gian bệnh kéo dài: Đau đầu, mất ngủ, các triệu chứng về rối loạn tâm lý (lo lắng, sợ mắc bệnh hiểm nghèo...).
PGS.BS Quách Trọng Đức-Phó chủ nhiệm bộ môn Nội thuộc Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết trên cả thế giới lẫn Việt Nam, tỷ lệ mắc IBS vào khoảng 15%-20%. Đáng chú ý, tỷ lệ mắc IBS ở người nữ cao gấp đôi người nam. Các nguyên cứu gần đây đã tìm ra mối liên hệ giữa não bộ và đường ruột (trục não- ruột) với các rối loạn liên quan. Điều này phần nào giải thích đặc tính “yếu tâm lý” của phái nữ khiến chị em dễ mắc IBS hơn.
Được biết, hệ vi sinh đường ruột gồm khoảng 100 triệu vi khuẩn với hàng ngàn chủng loại khác nhau, trong đó có 85% lợi khuẩn và 15% vi khuẩn không lợi khuẩn. Các vi sinh vật này sống và giúp ký chủ (con người): Tiêu hóa thức ăn; Lập hàng rào ngăn chặn vi trùng gây bệnh; Phát triển hệ miễn dịch (60% tế bào miễn dịch trong cơ thể nằm ở đường ruột).
ThS.BS Dương Phước Hưng đang chia sẻ các vấn đề liên quan đến IBS tại hội thảo
Liên quan tới xu hướng điều trị IBS, PGS.BS Quách Trọng Đức đã đề cập đến hướng dẫn (guidelines) của Tổ chức Tiêu hóa thế giới (WGO) về tương quan rối loạn hệ vi sinh đường ruột và IBS. Theo đó, Probiotics (lợi khuẩn) là những vi khuẩn “thân thiện và có lợi cho cơ thể” khi được bổ sung đủ sẽ hỗ trợ điều trị IBS.
Còn theo ThS.BS Dương Phước Hưng- cựu giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM, trong số các lợi khuẩn đường ruột, Lactobacillus Plantarum là một loài thuộc chi Lactobacillus đặc biệt có lợi. Riêng chủng Lactobacillus Plantarum 299V được Trường đại học Lund (Thụy Điển) phân lập thành công hồi năm 1993 từ niêm mạc hổng tràng và trực tràng của người tình nguyện khỏe mạnh.
Từ thành tựu này, suốt thời gian sau đó đã có trên 50 nguyên cứu khác nhau liên quan đến Lactobacillus Plantarum 299V trong mối tương quan với IBS. Đặc biệt hơn, qua nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân IBS, hiệu quả đã được báo cáo đến WGO và được tổ chức này đưa Lactobacillus Plantarum 299V vào khuyến cáo điều trị (chỉ những Probiotics đã chứng minh hiệu quả lâm sàng mới được đưa vào khuyến cáo).
Cũng theo ThS.BS Dương Phước Hưng, Lactobacillus Plantarum 299V khi được bổ sung vào cơ thể sẽ giúp điều hòa miễn dịch, thúc đẩy đa dạng vi sinh, tương tác với hệ miễn dịch, bảo vệ chuyển dịch vi sinh, bám lên tế bào niêm mạc và loại trừ nhiều vi khuẩn có hại như E. Coli... Nhờ đó, các triệu chứng đau bụng và đầy bụng giảm đáng kể sau 2 tuần sử dụng. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo bổ sung Lactobacillus Plantarum 299V nên kéo dài 2 tháng để đạt hiệu quả tối ưu.
“Lợi khuẩn Lactobacillus Plantarum 299V đã có mặt tại Việt Nam từ cuối năm 2019, được đăng ký lưu hành dưới dạng thực phẩm bổ sung bảo vệ sức khỏe”. - ThS.BS Dương Phước Hưng, cho biết thêm.
Trường Giang
Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/nguoi-mac-hoi-chung-ruot-kich-thich-nen-bo-sung-loi-khuan-lactobacillus-plantarum-299v-20687.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.