Hội thảo quốc tế: “Quản trị địa phương: Lý luận, thực tiễn của Pháp và Việt Nam”

Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Triệu Văn Cương dự và chủ trì Hội thảo.

Hội thảo quốc tế: ''Quản trị địa phương: Lý luận, thực tiễn của Pháp và Việt Nam" do Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phối hợp với Trung tâm Công vụ Địa phương Quốc gia – Cộng hòa Pháp và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam diễn ra ngày 22 tháng 9 năm 2016, tại trụ sở Bộ Nội vụ đã thành công tốt đẹp.

C:UsersLÊ THƠMDesktopanhr dungf dangDSC_0267.JPG

Toàn cảnh Hội thảo

Về phía khách mời có Ông Yves Durufle', Thanh tra cao cấp, Bộ Nội vụ Pháp; Ông Yves Nonciaux, Nguyên Giám đốc dự án cơ quan Đại học Pháp ngữ, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; Hội thảo còn có sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, các cán bộ công chức, viên chức, giảng viên ở các cơ quan đơn vị như: Thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Viện Nghiên cứu lập pháp, Bộ tư pháp; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Thành đoàn Hà Nội, diện các Sở Nội Vụ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia…cùng các cơ quan báo chí tham dự Hội thảo.

C:UsersLÊ THƠMDesktopanhr dungf dangDSC_0281.JPG

PGS.TS Triệu Văn Cường – Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phát biểu Khai mạc

Khai mạc Hội thảo, thay mặt Lãnh đạo Bộ Nội vụ, Lãnh đạo Trường Đại học Nội vụ, PGS.TS Triệu Văn Cường – Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhiệt liệt chào mừng các đại biểu, các vị khách quý đã đến tham dự hội thảo. Theo ông, trong xu thế chung hiện nay của nhiều quốc gia trên thế giới về việc chuyển giao thẩm quyền và các nguồn lực từ chính quyền Trung ương cho chính quyền địa phương, quàn trị địa phương có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, một người dân bất kỳ đều sinh sống trên địa bàn của một địa phương cụ thể và chất lượng công tác quản trị của mỗi địa phương sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.

Thứ trưởng tin tưởng rằng, với sự có mặt của các chuyên gia đầu ngành, các nhà quản lý – hoạt động thực tiễn là một minh chứng cho sự cần thiết và ý nghĩa thiết thực của buổi hội thảo, đảm bảo cho sự thành công cho buổi hội thảo; đồng thời, với nội dung phong phú của các tham luận, đề xuất giải pháp được đưa ra trong Hội thảo sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản trị địa phương ở Việt Nam. Đây chính là nền tảng quan trọng để phát triển quốc gia một cách nhanh chóng, mạnh mẽ và bền vững.

C:UsersLÊ THƠMDesktopanhr dungf dangDSC_0314.JPG

PGS.TS Nguyễn Minh Phương báo cáo đề dẫn hội thảo

Trong báo cáo đề dẫn hội thảo, PGS.TS Nguyễn Minh Phương đã nhấn mạnh, hội thảo khoa học ''Quản trị địa phương: Lý luận, thực tiễn của Pháp và Việt Nam" là một hoạt động nhằm thu hút, tập hợp ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài nước, của đội ngũ giảng viên Nhà trường về các vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản trị địa phương của Pháp và Việt Nam, nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của Nhà trường.

Hội thảo khoa học đã nhận được 16 tham luận từ các chuyên gia trong và ngoài nước và các giảng viên trong nhà trường. Tại buổi hội thảo đã có nhiều ý kiến, tham luận được trình bày, trong đó ý kiến của 4 chuyên gia hàng đầu về lý luận và thực tiễn của quản trị địa phương tại Pháp cũng như sự cần thiết xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở Việt Nam. Nội dung tham với các chủ đề như: Chính quyền địa phương của các nước phát triển, của Việt Nam và những việc cần phải nghiên cứu cải cách chính quyền địa phương ở Việt Nam (GS. TS. Nguyễn Đăng Dung); Quản trị địa phương ở Pháp (ông Yves Duruflé); Quản trị địa phương trong bối cảnh cải cách chính quyền địa phương ở Việt Nam (TS. Nguyễn Hữu Đức); Đào tạo về quản trị địa phương của Trung tâm Công vụ Địa phương Quốc gia Pháp (ông Yves Nonciaux).

C:UsersLÊ THƠMDesktopanhr dungf dangDSC_0286.JPG

Ông Yves Durufle' và Ông Yves Nonciaux đã có bài tham luận giá trị về các vấn đề liên quan đến quản trị địa phương

Ở Việt Nam, thuật ngữ "quản trị địa phương" chưa được sử dụng nhiều, mặc dù việc phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương và thực hiện dân chủ cơ sở đã là một phần quan trọng trong chương trình cải cách của Việt Nam trong ba thập kỷ vừa qua.

Bế mạc Hội thảo, thay mặt Ban Giám hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Minh Phương – Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tiếp thu các ý kiến tham luận tại Hội thảo, những kinh nghiệm về quản trị địa phương của các chuyên gia, các nhà khoa học Pháp và Việt Nam để vận dụng, bổ sung vào chương trình giáo dục đào tạo của trường, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế; Ông hy vọng sẽ có những cơ hội hợp tác tiếp theo giữa nhà trường và Trung tâm Công vụ Địa phương Quốc gia – Cộng hòa Pháp và Đại sứ quán Pháp để tiếp tục có thêm chia sẻ về những vấn đề quản trị địa phương; đồng thời bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các chuyên gia trong và ngoài nước, đại biểu, các vị khách quý đã đến tham dự và có những ý kiến quý báu đóng góp vào sự thành công của Hội thảo.

Ánh Nguyệt

Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/hoi-thao-quoc-te-quan-tri-dia-phuong-ly-luan-thuc-tien-cua-phap-va-viet-nam-21146.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.