Tọa đàm “Cung cấp thông tin về ngành Nước giải khát và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”

Chiều ngày 4/4, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã tổ chức tọa đàm tại Hà Nội để thảo luận về dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và cung cấp thông tin đối với ngành nước giải khát.
Tọa đàm “Cung cấp thông tin về ngành Nước giải khát và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”
Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Ông Nguyễn Văn Việt, PGS.TS- Chủ tịch VBA chia sẻ: “Việt Nam chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức, diễn biến khó lường, đơn cử như việc Tổng thống Donal Trump bất ngờ áp thuế đối ứng rất cao đối với các đối tác thương mại lớn của Mỹ, trong đó có Việt Nam, sẽ có thể dẫn đến các biện pháp đáp trả trong tương lai gây hỗn loạn thị trường thương mại thế giới. Việt Nam cần phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số cho giai đoạn tiếp theo.

Theo ông Việt, một trong những mũi nhọn, động lực để đạt mục tiêu tăng trưởng là "đẩy mạnh xuất khẩu" sẽ bị tác động nặng nề. Vì vậy, cần xem xét các động lực bền vững từ chính các sức mạnh nội tại, trong đó có đầu tư từ khu vực tư nhân, kích cầu tiêu dùng trong nước và hỗ trợ chính sách cho doanh nghiệp để có thể đóng góp nhiều hơn vào động lực tăng trưởng.

Tọa đàm “Cung cấp thông tin về ngành Nước giải khát và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”
Ông Dương Đình Giám, Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam.

Cùng đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia kinh tế kiến nghị chưa bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường >5gr/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB vì cơ quan soạn thảo chưa nghiên cứu và đánh giá đầy đủ tác động kinh tế trong bối cảnh rủi ro quốc tế đang gia tăng, mà mới đây nhất là việc Hoa Kỳ dự kiến áp thuế lên đến 46% đối với hàng Việt Nam xuất sang Mỹ.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã bày tỏ lo ngại về việc bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB với thuế suất 10%. Họ cho rằng, chưa có đủ cơ sở khoa học và đánh giá toàn diện về tác động của nước giải khát có đường đối với sức khỏe để áp dụng thuế này.

Tọa đàm “Cung cấp thông tin về ngành Nước giải khát và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Doanh nghiệp và Pháp chế, Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Các chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng, việc áp dụng đột ngột thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường có thể gây "sốc" cho các nhà sản xuất, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và tăng gánh nặng cho người tiêu dùng.

Trong đó, các đại biểu cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc xem xét kỹ lưỡng cơ sở khoa học và tính thực tiễn trước khi quyết định áp dụng thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường. Họ đề xuất lùi thời gian tăng thuế và xem xét các giải pháp phù hợp để đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước, đồng thời hài hòa lợi ích về sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội và phát triển sản xuất kinh doanh.

Tọa đàm “Cung cấp thông tin về ngành Nước giải khát và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phát biểu tại tọa đàm.

Đại diện VBA và các chuyên gia đề xuất cần có lộ trình phù hợp và xem xét kỹ lưỡng trước khi áp dụng thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường, nhằm tránh gây "sốc" cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Họ cũng nhấn mạnh, việc áp thuế đột ngột có thể làm giảm sức mua và tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Buổi tọa đàm đã thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành, nhằm tìm kiếm giải pháp hợp lý cho việc điều chỉnh chính sách thuế đối với ngành nước giải khát tại Việt Nam.

Hoài Anh

Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/toa-dam-cung-cap-thong-tin-ve-nganh-nuoc-giai-khat-va-du-thao-luat-thue-tieu-thu-dac-biet-sua-doi-26165.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.