Gạo vùng ĐBSCL chiếm 90% lượng xuất khẩu của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, việc sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức như gia tăng năng suất, duy trì chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo các khảo sát, vùng ĐBSCL mỗi năm tạo ra khoảng 24 triệu tấn rơm rạ nhưng hiện nay có tới khoảng 70% rơm rạ bị đốt, chỉ có 10% được sử dụng cho các mục đích khác. Việc đốt rơm rạ không chỉ gây lãng phí nguồn tài nguyên mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe người dân.
![]() |
Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức diễn đàn tăng cường chuỗi giá trị rơm rạ. |
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam Lê Thanh Tùng, nông nghiệp tuần hoàn góp phần tăng thu nhập cho người dân và giảm phát thải khí nhà kính. Việc tận dụng các nguồn phụ phẩm sẽ nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo. Đối với Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp với mục tiêu nhằm tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế tại COOP 26 về biến đổi khí hậu.
![]() |
tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ để tạo ra các sản phẩm có giá trị. |
Giải pháp quản lý rơm rạ hiện nay là tăng cường thu gom và tận dụng rơm rạ cho các mục đích khác như làm phân bón hữu cơ, nguyên liệu sản xuất, chăn nuôi. Cùng với đó là ứng dụng công nghệ mới như sấy, ủ phân, sản xuất vật liệu xây dựng từ rơm rạ để nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng. Đồng thời xây dựng mô hình nông nghiệp tuần hoàn, tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cơ giới hóa trong thu gom và xử lý rơm rạ để tăng hiệu quả và giảm chi phí.
![]() |
Ưu tiên phát triển và áp dụng các công nghệ xử lý rơm rạ hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. |
Phó Chủ tịch Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam Lê Thanh Tùng cho biết, nếu không di chuyển rơm rạ khỏi đồng ruộng sẽ khó đạt được mục tiêu của Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, giảm phát thải khí nhà kính. Vì vậy, cần có những giải pháp và lộ trình cụ thể, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương để triển khai việc quản lý rơm rạ. Cùng với đó là xây dựng cơ sở dữ liệu và thông tin về công nghệ hỗ trợ nông nghiệp tuần hoàn, đặc biệt là đối với lúa gạo ở ĐBSCL. Bên cạnh đó, ưu tiên phát triển và áp dụng các công nghệ xử lý rơm rạ hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Tại diễn đàn các chuyên gia đã chia sẻ và đề xuất các giải pháp cụ thể, hướng tới mục tiêu sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên rơm rạ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo, cải thiện môi trường và tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, để ứng dụng các giải pháp, công nghệ xử lý rơm rạ cần phải có những cơ chế, chính sách trong khuyến khích đầu tư, chuyển giao công nghệ cũng như hỗ trợ cho người dân tham gia vào quá trình này.
Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/nong-nghiep-tuan-hoan-giup-tang-thu-nhap-va-bao-ve-moi-truong-26188.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.