Cụ thể, anh L.T.T, 43 tuổi (Bắc Kạn) thấy xuất hiện tình trạng nuốt vướng, ngứa họng, khản tiếng, ho khạc ra máu tươi lẫn máu cục, mệt mỏi, ngủ kém nên đã đi khám và điều trị ở Y tế tuyến dưới một tuần nhưng không đỡ.
Sau đó, được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, bệnh nhân được chẩn đoán có dị vật đường thở và được chuyển vào khoa Nội Hô hấp.
Đỉa rừng dài 5cm sống bám trong khí quản người đàn ông suốt 1 tháng.
Tại đây các bác sĩ khoa Nội Hô hấp kết hợp với khoa Nội Tiêu hóa đã tiến hành nội soi phát hiện có một con đỉa rừng trong đường thở của bệnh nhân, ngay lập tức bác sĩ quyết định thực hiện gắp con đỉa đang ký sinh ra khỏi khí quản của bệnh nhân.
Theo lời bệnh nhân kể, cách ngày vào viện khoảng 1 tháng, bệnh nhân đi rừng có uống nước khe suối. Đến khoảng 10 ngày trước khi ngày vào viện, thì phát hiện xuất hiện tình trạng trên.
Theo ThS.Bs. Chu Thị Thu Lan, Trưởng kíp nội soi cho biết các bác sĩ thường gặp đỉa ở mũi, tai... còn ở vị trí khí quản rất hiếm gặp. Ca nội soi tiến hành khó khăn do con đỉa di chuyển lúc lên lúc xuống giữa 2 dây thanh khí quản, bệnh nhân ho nhiều nên rất khó gắp. Bằng kinh nghiệm, sự hỗ trợ của phương tiện trang thiết bị hiện đại, ê kíp đã gắp ra khỏi khí quản của người bênh con đỉa dài hơn 5cm.
Qua sự việc trên bác sĩ khuyến cáo người dân, nhất là người dân miền núi không nên dùng nước trong các khe suối khi đi rừng, rất dễ bị đỉa, vắt và các loại ký sinh khác xâm nhập vào cơ thể.
P.T (T/h)
Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/bang-hoang-phat-hien-dia-dai-5cm-song-bam-trong-khi-quan-nguoi-dan-ong-4387.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.