Chặt cây bị báo oán, đẻ ra một "cục thịt"
Phường Hợp Đức, quận Đồ Sơn vừa được tách ra từ xã Hợp Đức, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng. Tuy đã lên thành phố nhưng ở đây, không khí làng quê vẫn còn in đậm trên từng con ngõ, từng nếp nhà.
Người dân nơi đây sống bằng nghề nông là chính. Hàng ngày, sau những giờ làm việc vất vả, những người nông dân lại rủ nhau ra miếu cây gạo để sinh hoạt văn hóa cũng như cầu may mắn đến với gia đình mình.
Miếu cây gạo ở làng Quý Kim.
Thực ra, cây gạo mọc lên từ khi nào thì người dân cũng không ai biết rõ, chỉ biết rằng, khi họ sinh ra đã thấy cây gạo sừng sững ở đó rồi. Ngay cả các cụ già nhất làng cũng chỉ được nghe bố mẹ, ông bà kể lại. Theo ước lượng của các cụ cao niên, chính quyền địa phương thì cây gạo này trên 700 tuổi.
Ngày trước, khi miền đất này còn hoang sơ, ít người sinh sống, cứ mỗi lần người dân có việc đi qua gốc cây gạo này đều chạy thật nhanh vì từ cây gạo phát ra những tiếng động khác thường, khiến nhiều người dù tò mò cúng không dám nán lại.
Có những người trong làng còn cả tin đến mức, mỗi khi gia đình có việc gì, đi làm ăn xa hoặc trở về làng đều qua gốc gạo sì sụp khấn vái.
Người dân vẫn thường truyền tai nhau về câu chuyện của ông Trĩu, ông Bút, nghĩ rằng đây cũng chỉ là một cái cây bình thường, đã cả gan chặt cành về làm củi nấu. Hậu quả ông Bút có đứa con mặt đầy tràm đeni, còn vợ ông Trĩu sinh ra một cục thịt làm ai chứng kiến cũng phải hoảng sợ. Từ đó, không ai còn dám đụng vào "thần cây" này nữa.
Cách đây khoảng chục năm, vào mùa mưa bão, cây gạo bị sét đánh cháy đen chỉ trơ lại gốc. Vậy mà chưa đầy một năm sau, cây đã đâm chồi, cành lá lại sum suê che cả khoảng đất rộng. Ngay gốc cây cháy đen đó, xuất hiện thêm một cây bồ đề ôm lấy thân cây gạo.
Tại thời điểm này, có một đàn lợn con không biết từ đâu đến, cứ chạy quanh gốc cây gạo, cả làng vây bắt nhưng không ai có thể bắt nổi kể cả con bị què trong đàn, thế rồi ai về nhà nấy và sáng hôm sau đàn lợn đã "không cánh mà bay".
Một cụ cao niên trong làng cho rằng "Trời làm gãy, trời phải đền", tức là các cành của cây gạo đã gãy hết, nên trời đã phải "cắt cử" cây bồ đề đến bên cây gạo để ôm lấy thân cây, bảo vệ "cây thần" ".
Cụ còn khẳng định đây là nơi ngự trị của Thủy Tinh Công Chúa, con của vua Thủy Tề, trong một lần đi "du ngoạn" thấy phong cảnh nơi nơi đây yên bình nên đã chọn làm nơi nghỉ chân lúc cuối đời.
Cây gạo càng trở nên huyền bí hơn khi màn đêm buông xuống, đặc biệt vào những đêm mùa hè tiếng gió thổi hiu hiu, từ gốc gạo phát ra những tiếng võng đưa kẽo kẹt, có tiếng hát ru con "à ơi".
"Vì nhà ngay cạnh miếu cây gạo, nên mọi âm thanh phát ra từ đó, tôi đều nghe rất rõ. Nghĩ mùa hè nắng nóng, nhà có con nhỏ nên thường đến đó để hóng mát, nhưng nhiều đêm như vậy khiến tôi cũng sinh nghi, tò mò. Tuy nhiên, khi đến gần thì không thấy ai cả, mà quay đi lại nghe thấy những âm thanh đó phát ra. Từ đó, về đêm là tôi chốt chặt cửa không dám ra khỏi nhà", một người gần miếu kể lại.
Nhiều người còn khẳng định đã từng nhìn thấy hai bà chúa bay lên cây gạo.
Một người dân ở đây cho biết "Việc hai bà chúa bay lên cây gạo không phải một người nhìn thấy mà rất nhiều người nhìn thấy, có thể đây chính là nơi trú ngụ của các vị thần tiên".
Tuy nhiên, những người cứng bóng vía lại có lập luận thực tế hơn, có thể do hoa gạo nở trắng xóa nên mọi người nhầm tưởng đó là 2 bà chúa bay nên chứ làm gì có chuyện kì lạ như vậy.
Phải chăng người dân ở đây quá sùng bái cây gạo, nghĩ nhiều đến sự "hóa tinh" của cây hàng trăm tuổi được ông bà kể nhiều chuyện "huyền bí" nên càng thêu dệt nên nhiều chuyện khó tin hay đó là sự bí ẩn của thế giới tâm linh mà con người vẫn phải tìm hiểu?
PV Báo Đời sống và Pháp luật sẽ tiếp tục tìm hiêu và thoong tin để độc giả rõ hơn về những lời đồn xung quanh "cây gạo thần" này.
Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/chuyen-ve-cay-gao-biet-bao-oan-o-hai-phong-872.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.