Toàn cảnh Hội thảo “Vai trò dinh dưỡng trong phòng chống ung thư & tăng cường sức khỏe hậu Covid-19”
Theo số liệu thống kê của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IACR, thuộc WHO) công bố về tình hình ung thư hiệu chỉnh theo độ tuổi của 185 quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2020 thì so với năm 2018, thế giới ghi nhận thêm hơn 2 triệu ca mắc mới ung thư, lên gần 19,3 triệu ca và số ca tử vong tăng từ 9,6 triệu ca (2018).
Việc phòng ngừa ung thư bằng chế độ dinh dưỡng hứa hẹn những triển vọng. Dinh dưỡng đóng vai trò 35% trong các nguyên nhân gây bệnh ung thư. Đây là con số ngạc nhiên bởi thực phẩm sử dụng hàng ngày lại trở thành yếu tố rủi ro cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống giữa thực phẩm, thức ăn, tình trạng dinh dưỡng, lối sống có liên quan đến phát sinh một số loại ung thư nào đó.
Để ung thư không còn là “án tử” đáng sợ
Tại Hội thảo, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, GS.TS.BS Lê Thị Hợp cho biết, ung thư là bệnh xảy ra khi xuất hiện tế bào bất thường, phát triển không kiểm soát và tập hợp tạo thành khối u. Dần dần, tế bào ung thư sẽ xâm lấn và phá hủy các mô cơ thể bình thường, bắt đầu từ cơ quan nguyên phát cho đến toàn cơ thể.
Di căn tế bào ung thư sẽ xâm lấn và phá hủy các mô cơ thể bình thường, bắt đầu từ cơ quan nguyên phát cho đến toàn cơ thể. Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 200 căn bệnh ung thư, với tên bệnh được đặt theo cơ quan khởi phát tế bào ung thư và đặc trưng bệnh.
Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, GS.TS.BS Lê Thị Hợp phát biểu tại Hội thảo
Nói đến tình hình ung thư tại Việt Nam, bà Hợp chia sẻ, trong năm 2020, Việt Nam tăng 9 bậc trên bản đồ ung thư thế giới, gia tăng cả về số ca mắc mới và ca mắc tử vong. Việt Nam xếp vị trí 90/185 quốc gia vùng lãnh thổ, với tỷ lệ mắc 159,7/100.000 dân, xếp 16 châu Á, đứng thứ 6 Đông Nam Á. Tính chung cả 2 giới, 5 loại ung thư có tỉ lệ mắc nhiều nhất tại Việt Nam gồm: Ung thư gan, kế đó là ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư đại tràng.
Bằng kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm quý báu nhiều năm tham gia tư vấn cho bệnh nhân tại Bệnh viện K, GS.TS.BS Lê Thị Hương – Đại học Y Hà Nội cho hay, ăn uống có liên quan chặt chẽ với bệnh ung thư. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống nhiễm các hóa chất gây ung thư trong thức ăn, việc thực hiện chế độ ăn cân đối hợp lý, tránh thái quá mỡ, thịt động vật, đồng thời tăng cường tiêu thụ trái cây và rau xanh không chỉ là biện pháp dự phòng bệnh ung thư mà còn có thể phòng chống được nhiều bệnh khác.
GS.TS.BS Lê Thị Hương – Đại học Y Hà Nội nhận định về vai trò của dinh dưỡng trong phòng chống ung thư
Nhận định về vai trò của dinh dưỡng đối với phòng chống ung thư, đặc biệt là các bệnh ung thư ở phụ nữ, bà Hương chia sẻ, mối liên quan giữa dinh dưỡng với ung thư được thể hiện ở hai khía cạnh chính: trước hết là sự có mặt của các chất gây ung thư có trong các thực phẩm, thức ăn, vấn đề thứ hai có liên quan đến sinh bệnh học ung thư là sự hiện diện của các chất đóng vai trò làm giảm nguy cơ sinh ung thư (Vitamin, chất xơ...) đồng thời sự mất cân đối trong khẩu phần ăn cũng là một nguyên nhân sinh bệnh.
Thảo dược quý cho sức khỏe hậu Covid-19 và phòng ngừa ung thư
Tính đến nay, dịch Covid-19 đang ngày càng diễn biến phức tạp, với hơn 507 triệu người nhiễm trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, các ca bệnh mới trong cộng đồng cũng không ngừng tăng lên, phần lớn rơi vào những người có sức đề kháng kém, mắc nhiều bệnh.
Công ty Cổ phần Nông sản LangBiang gửi lòng biết ơn đến những vị khách hàng đã, đang và sẽ tin dùng sản phẩm
Theo ông Trần Lâm Thắng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Lang Biang, những người có sức đề kháng yếu (người lớn tuổi và người bệnh) thường gặp khó khăn trong việc chống lại các loại dịch bệnh. Vì vậy, biện pháp quan trọng là mỗi người hãy tự bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng cách tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể.
Công ty Cổ phần Nông sản LangBiang với sứ mệnh đồng hành cùng nông dân và tầm nhìn trở thành thương hiệu nông sản uy tín, chất lượng với sản phẩm Sâm Ngọc Linh – cây “thuốc giấu” quý hiếm của đại ngàn có tác dụng hỗ trợ bảo vệ gan, bảo vệ tế bào trong cơ thể, đặc biệt giúp tăng cường sức đề kháng nhằm chống lại mọi virus gây bệnh, nhất là Covid-19 và cải thiện tình trạng hậu Covid-19. Có thể nói, sâm Ngọc Linh chính là “vaccine” bảo vệ cho sức khỏe của mỗi người.
Hội Nữ trí thức Việt Nam và Công ty Cổ phần nông sản Lang Biang tại Hội thảo
Những năm gần đây, dữ liệu khoa học thống kê cho thấy tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư ngày càng cao. Đã có rất nhiều người bệnh điều trị thành công, quay trở lại với cuộc sống thường nhật và truyền cảm hứng cho hàng nghìn bệnh nhân ung thư khác. Mỗi người cần có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch để tối ưu hóa sức khỏe, giảm nguy cơ tương tác nguy hiểm với “án tử” mang tên ung thư.
HỒNG PHƯƠNG
Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/dinh-duong-lanh-manh-la-chan-phong-ngua-ung-thu-9320.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.