Do đau trong miệng (miệng loét), mệt mỏi, hay quấy khóc cho nên trẻ sẽ biếng ăn. Vì vậy, thức ăn phải nấu thật nhuyễn, mềm, đủ chất và không nóng để cho trẻ có cảm giác ngon miệng khi ăn và quên đi sự đau đớn. Trẻ có thể ăn sữa chua, sữa bột pha hoặc bột dinh dưỡng, cháo nấu thật nhuyễn, súp hầm kỹ, nước hoa quả tươi…
Bệnh chân tay miệng rất dễ bùng phát thành dịch và gây ra biến chứng nguy hiểm
Với trẻ còn bú mẹ, cần cho trẻ bú như bình thường và có thể tăng số lần, thời gian cho bú, vì mỗi lần trẻ bú không được nhiều như lúc khỏe mạnh. Nên cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày (vì trẻ đau miệng), mỗi lần ít một làm sao đủ năng lượng cho trẻ và không làm đau trẻ do các dụng cụ như thìa, ống hút sữa, bình, cốc... đụng chạm vào vết loét ở miệng của trẻ làm trẻ sợ và không dám ăn. Không nên cho trẻ uống nước nóng hoặc lạnh quá làm trẻ đau miệng.
Bệnh chân tay miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau, khiến trẻ ăn kém, có thể dẫn đến hạ đường máu.
Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad… Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn, tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.
Khi trẻ dần dần hồi phục và hết các vết loét gây đau đớn trong miệng, nên động viên trẻ ăn như bình thường, không kiêng khem để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ phát triển.
Trẻ bị bệnh tay chân miệng, các loại quần áo, tã lót, khăn mặt sau khi giặt sạch bằng xà phòng cần chụng bằng nước sôi hoặc dung dịch cloraminB và không giặt chung với các loại quần áo của trẻ lành với trẻ bệnh.
M.H (T/h)
Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/cham-soc-tre-bi-tay-chan-mieng-nhu-the-nao-9532.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.