WHO: Đại dịch X có thể sẽ sớm xảy ra với số thương vong lên tới 80 triệu
Hiện các nhà khoa học đang nỗ lực tìm kiếm loại vắc-xin có thể chống lại căn bệnh nhiễm trùng vẫn chưa được xác định rõ này.
Vào tháng trước, một hội đồng do cựu giám đốc WHO đứng đầu đã phát đi cảnh báo về hiểm họa của một mầm bệnh ở đường hô hấp có khả năng làm thiệt mạng từ 50-80 triệu người.
Nhiều nhà lãnh đạo các cơ quan y tế trên thế giới đã chỉ trích "chu kỳ hoảng loạn và thờ ơ" mà theo họ, đã trở thành đặc trưng cho kiểu phản ứng trước các trường hợp y tế khẩn cấp.
Richar Hatchett, Giám đốc điều hành CEPI - cơ quan chuyên các giải pháp về vắc-xin nhằm đối phó với các dịch bệnh, cho biết: "Chúng tôi có thể chắc chắn rằng nhân loại sẽ sớm phải đối mặt với một dịch bệnh nữa. Vấn đề không phải là có dịch bệnh xảy ra hay không mà vấn đề là khi nào nó xảy ra. Chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng. Chúng ta cần đầu tư vào các công nghệ nền tảng để có thể nhanh chóng ứng phó với sự xuất hiện của mầm bệnh tiềm ẩn nguy cơ thành dịch.
Đó là lý do CEPI đang thúc đẩy các nguồn tài chính dành cho những công nghệ nền tảng được dùng để chế tạo vắc-xin cũng như các biện pháp phòng ngừa bằng vắc-xin khác trong khoảng thời gian vài tuần và vài tháng, thay vì vài năm".
Mới đây, cho biết, họ đang tìm kiếm nguồn tài chính để tạo ra các nền tảng đủ năng lực phát triển vắc-xin ngừa bệnh X
Kể từ năm 1980, các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm đã tăng từ 1.000 lên 3.000 trường hợp vào năm 2010.
Năm 2018, WHO phân loại Bệnh X - căn bệnh tương tự cúm - vào diện gây nguy hiểm cho tính mạng con người còn hơn Ebola và sốt Lassa. Theo một báo cáo mới đây của tổ chức Global Preparedness Monitoring Board, một dịch bệnh như vậy có thể xoá sổ 50-80 triệu người cũng như 5% nền kinh tế toàn cầu.
Bản báo cáo cho biết thêm, khi thế giới ngày càng trở nên kết nối với nhau, một mầm bệnh nguy hiểm như Bệnh X có thể lây lan toàn cầu chỉ trong vòng 36-50 giờ đồng hồ.
Một điểm đáng lưu ý nữa là trong khi một số cơ quan và chính phủ đã nỗ lực để chuẩn bị đối phó với đợt bùng phát Bệnh X kể từ sự kiện Ebola 2014-2016 ở Tây Phi khiến hơn 10.000 người thiệt mạng, những nỗ lực này vẫn được coi là "chưa đủ hiệu quả thực sự".
Trong trường hợp một đại dịch, nhiều hệ thống y tế quốc gia - đặc biệt ở các nước ngoài - sẽ sụp đổ. Hồi đầu năm nay, WHO cũng cảnh báo rằng, một đại dịch cúm – do virus lây lan trong không khí gây ra – là không thể tránh khỏi và nhấn mạnh thế giới nên chuẩn bị sẵn sàng đối mặt.
Vào năm 1918, đại dịch "cúm Tây Ban Nha" đã gây ra cái chết của khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới. Nghiên cứu sau đó chỉ ra phần lớn các ca tử vong rơi vào nhóm người dưới 65 tuổi. Virus cúm này được cho là sử dụng chính hệ miễn dịch của cơ thể làm vũ khí tấn công lợi hại của mình, từ đó dẫn đến hội chứng "bão cytokine" nguy hiểm chết người ở nạn nhân. Bão cytokine là tình trạng sản sinh quá nhiều tế bào miễn dịch khiến cơ thể bị quá tải.
Hệ miễn dịch càng khỏe thì hậu quả của bệnh cúm Tây Ban Nha tới người bệnh càng trở nên thảm khốc.
Theo WHO, các bệnh mới xuất hiện ở các lục địa trên thế giới hiện nay có thể bao gồm:
Châu Âu:
- Bệnh đường ruột do ký sinh trùng cryptosporidiosis gây ra
- E.coli O1O4:H4 - một chủng vi khuẩn gây đợt bùng phát dịch bệnh ở Đức năm 2011
- Bệnh Creutzfeldt-Jakob Disease biến thể (vCJD) - bệnh về não do ăn thịt bò nhiễm bệnh gây ra.
Bắc Mỹ
- Enterovirus D68 – nhóm virus có thể gây bệnh bại liệt và chân – tay - miệng
- Virus heartland - bệnh do virus lây lan bởi các vết ve cắn mang mầm bệnh.
- Hội chứng phổi do vi rút Hanta (HPS) - bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng và đôi khi nguy hiểm tính mạng do các loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh gây ra.
- Bệnh đường ruột do ký sinh trùng cryptosporidiosis gây ra
- Cúm H3N2v - chủng cúm bắt nguồn từ lợn
- Cyclosporiasis - bệnh đường ruột do ký sinh trùng siêu nhỏ gây ra.
- E.coli O157:H7 - một dạng vi khuẩn
- Vúm H1N1 2019 – cúm lợn
- Virus Bourbon - được hiểu là lây lan qua các vết cắn của ve hoặc côn trùng.
Nam Mỹ:
- Hội chứng phổi do virus Hanta (HPS) - bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng và đôi khi nguy hiểm tính mạng do các loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh gây ra.
Châu Phi:
- Bệnh đậu mùa khỉ ở người – tương tự bệnh đầu mùa được truyền từ thú gặm nhấm hoặc các loài linh trưởng.
- Virus Ebola
- Virus Zika
- HIV
- Viêm gan C
Châu Á
- Virus Akhmeta (AKMV) - một dạng của virus đậu mùa
- Hội chứng hô hấp Trung Đông do virus Corona (MERS-CoV) - bệnh hô hấp do virus, đôi khi được biết đến với tên gọi cúm lạc đà.
- Sốt nghiêm trọng do hội chứng giảm cầu mà nguyên nhân là virus Bunya - một dạng sốt xuất huyết.
- E.coli O157:H7 - một chủng vi khuẩn
- Cúm H5N6 - một chủng cúm gia cầm
- Cúm H1ON8 - một chủng cúm gia cầm
- Cúm H5N1 - một chủng cúm gia cầm
- Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) – bùng phát năm 2002 và 2004.
- Virus Nipah – lây truyền từ động vật, thực phẩm nhiễm bẩn hoặc trực tiếp từ người bệnh.
Australia
- Bệnh do virus Hendra - loại virus có thể gây bệnh ở loài dơi quạ lớn, từ đó truyền sang ngựa và người.
Linh Đức