ội thảo: “Bổ sung lệnh cấm xuất khẩu các chất thải độc hại xuyên biên giới theo công ước
Hội thảo giúp các đại biểu tham dự cùng tìm hiểu về thực trạng xung quanh Bổ sung lệnh cấm xuất khẩu theo Công ước Basel; kinh nghiệm của một số nước (Malaysia và Indonesia) về lệnh cấm xuất khẩu; thách thức Philippines phải đối mặt khi tham gia phê chuẩn bổ sung lệnh cấm; thảo luận về những lợi ích và thách thức nếu Việt Nam phê chuẩn bổ sung lệnh cấm xuất khẩu theo Công ước Basel.
Kinh nghiệm của các nước láng giềng
Bà Cynthia Indriani - Trung tâm vùng Đông Nam Á về Công ước Basel (BCRA-BASEL) chia sẻ kinh nghiệm của Indonexia và Malaysia trong việc tái xuất các lô hàng, các container rác thải độc hại trở về các nước xuất khẩu chúng. Bà cho biết: “Đó là quá trình làm việc rất khó khăn, trải qua nhiều công đoạn phối kết hợp giữa các cơ quan hải quan, cơ quan Nhà nước, các tổ chức, các nhà ban hành luật... thông qua các hội thảo. Các quá trình ấy diễn ra minh bạch thông các cuộc trao đổi với quốc gia xuất khẩu mặc dù có các quan điểm khác nhau giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu”.
Theo một nghiên cứu của Luật sư Arvin Jo – Ateneo – Trường quản lý nhà nước Philippin: Mặc dù phê chuẩn bổ sung lệnh cấm xuất khẩu theo Công ước Basel khá sớm (1993) song Philippin hiện là 1 quốc gia có số lượng nhập khẩu rác thải độc hại khá cao từ các nước đang phát triển. Đặc biệt là nguồn rác thải điện tử. Hiện nay, đó là nguồn nguyên liệu tái chế cho một số ngành sản xuất và đem lại việc làm cho khoảng 15.000 lao động. Song đây là con số không đáng kể so với 14 triệu lao động của nước này.
Luật sư Arvin Jo – Ateneo (Philippin) tại hội thảo
Cũng theo nghiên cứu, dự tính đến năm 2015, người Philippin cũng sẽ thải ra khoảng 4 triệu tấn rác thải điện tử. Đây là nguồn nguyên liệu sản xuất cho các ngành tái chế, không cần nhập khẩu nữa. Đối với Philippin, tham gia Công ước Basel là 1 hướng đi cần thiết để đảm bảo sao cho quốc gia này không trở thành bãi rác của thế giới trong tương lai.
Thách thức của Việt
Việt
Nhưng theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển Việt Nam (CGFED), dòng chảy chất thải xuyên biên giới ở Việt Nam rất phức tạp, trải dài trong cả nước. Các chất thải nguy hại trong đó hơn 1000 hợp chất nguy hại có trong rác điện tử (màn hình máy tính để bàn, máy đếm tiền, lốp cao su, sắt, thép, vỏ chai, bình ắc quy cũ... ) trong hàng nghìn container được vận chuyển vào Việt Nam. Một số được xuất khẩu trực tiếp, song phần lớn được đưa về các cơ sở thu mua phế liệu, tái chế bằng công nghệ thô sơ, nguy hại đến sức khỏe.
Ông Nguyễn Hồng Thao – Phó phòng 05 Cục Cảnh sát Môi trường cho rằng: “Bằng nhiều hình thức như nhập lậu, thông qua việc nhập khẩu phế liệu hay kê khai hàng hóa sai thực tế và tạm nhập tái xuất... mà các chất thải, rác thải độc hại vẫn được đưa vào Việt Nam. Đặc biệt là những lô hàng có chứa chất thải nguy hại, chất thải điện tử bị doanh nghiệp từ bỏ ở các bến cảng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khỏe con người. Việc xử lý các contener và các lô hàng này cũng rất khó khăn, chi phí rất cao”.
Nguồn: Internet
Các đại biểu tham dự Hội thảo đều thống nhất cho rằng Công ước
Với mục tiêu lâu dài đó là sự đoàn kết giữa các nước đang phát triển để bảo vệ môi trường; rào cản pháp lý bắt buộc về thương mại; công cụ pháp lý cho môi trường toàn cầu; công cụ cho việc sản xuất sạch… Việc nghiên cứu, tham gia công ước
Nguyễn Thu
Đường dẫn bài viết: https://suckhoemoitruong.com.vn/viet-nam-tro-thanh-bai-rac-thai-cua-ca-the-gioi-13765.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://suckhoemoitruong.com.vn/ All right reserved.