Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
![]() |
“Dựng nước phải đi đôi với giữ nước”
Trong lịch sử Việt Nam, thời đại Hùng Vương có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn mở đầu cho lịch sử dựng nước của dân tộc ta. Do đó, Đền Hùng và Đất Tổ giữ vị thế lịch sử và văn hóa quan trọng, là di sản vô cùng quý báu của tổ tiên, phản ánh rõ nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Sau thời kỳ dựng nước, lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc ta luôn luôn phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Mỗi tấc đất giành lại được đều phải đánh đổi bằng xương máu, mồ hôi và nước mắt của các thế hệ ông cha.
“… Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước." Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sáng 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm khu Đền Tổ Hùng Vương. Tại Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng, Bác đã gặp gỡ cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn 308 - Đại đoàn Quân Tiên phong (nay là Sư đoàn bộ binh 308, Quân đoàn 1) đang trên đường về tiếp quản Thủ đô.
Chính tại nơi đây, trong cuộc gặp gỡ, giao nhiệm vụ lịch sử với cán bộ Đại đoàn 308, Bác Hồ đã có câu nói bất hủ để lại cho muôn đời con cháu mai sau: "Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước."
Cuộc gặp gỡ của Bác với cán bộ Đại đoàn 308 diễn ra trong không khí thân mật, gần gũi và giản dị. Bác nói: “Bác cháu ta gặp nhau ở đây trong tình cờ nhưng lại rất có ý nghĩa. Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước... Trải qua bao thời đại đấu tranh, ông cha ta mới giữ được Thủ đô, tám chín năm nay, do quân ta kiên quyết kháng chiến nên mới có thắng lợi trở về Hà Nội. Vì thế các chú được Trung ương và Chính phủ giao cho nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô là được nhận một vinh dự lớn...”
![]() |
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua 9 năm trường kỳ kháng chiến, nhân dân đã đánh bại thực dân Pháp, giành thắng lợi mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc Chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta. Trong ảnh: Bộ đội ta từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội, ngày 10/10/1954. (Ảnh: TTXVN) |
Sau đó, Bác căn dặn cán bộ, chiến sỹ vào tiếp quản Thủ đô phải giữ nghiêm kỷ luật, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân, chống mọi hành động phá hoại của kẻ thù. Phải bảo vệ công thương nghiệp. Bộ đội phải giúp đỡ nhân dân, tuyên truyền giải thích cho nhân dân, không được làm điều gì phiền nhiễu nhân dân, sao cho từ cụ già đến em bé đều quý mến, tin tưởng. Cán bộ phải gương mẫu, gần gũi chiến sỹ, đoàn kết thương yêu nhau, giữ gìn phẩm chất bộ đội cách mạng. Bác nói về tình hình nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Bác nhắc nhở quân đội không vì hòa bình mà lơi lỏng tay súng... Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc còn rất nặng nề.
Câu nói “Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” của Bác tuy dung dị nhưng vô cùng sâu sắc, là sự khái quát cao nội dung cơ bản, xuyên suốt toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam.
Trước hết, Bác khẳng định công lao to lớn “dựng nước” của các Vua Hùng, của các thế hệ cha ông; tiếp đến Người nhắc nhở toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta về sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc.
Không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống, câu nói của Bác còn hàm chứa một quy luật liên quan đến vận mệnh của dân tộc, đó là: “Dựng nước phải đi đôi với giữ nước.”
Do đó, lời dạy của Bác cất lên ở Đền Hùng khi xưa không chỉ là nói với Đại đoàn 308 mà còn là nói với toàn quân, toàn dân; không chỉ nói với thế hệ ngày ấy mà còn là lời dặn dò đối với các thế hệ hôm nay và cả mai sau.
Khắc ghi lời Bác dạy
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước”, vậy nên “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng.
70 năm đã trôi qua nhưng lời Bác dạy tại Đền Hùng năm xưa vẫn luôn vang vọng trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam ở mọi thế hệ, như nhắc nhở, thôi thúc, cổ vũ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta luôn đồng lòng nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, giành nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với Bác, “giữ nước” trước hết là quyết tâm chiến đấu, hy sinh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ nền độc lập, thống nhất và chủ quyền của đất nước. Trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, Bác từng nói: “… Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập!”
Trong Tuyên ngôn Độc lập, Bác khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”
Với Bác, “giữ nước” còn là toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân, làm cho người dân “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”
Bởi nhân dân là gốc của đất nước. Đấy chính là “kế sâu dễ bền gốc” mà ông cha ta truyền lại.
Làm theo lời Bác, trong nhiều thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, "con thuyền" cách mạng Việt Nam đã vượt qua bao thử thách cam go và giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, ghi những mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Với chiến thắng chống thực dân Pháp, lần đầu tiên trong lịch sử, “một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh.” Còn thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một trong những trang chói lọi nhất trong lịch sử dân tộc và là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.
![]() |
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình-Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: TTXVN) |
Trong sự nghiệp đổi mới, khắc ghi lời Bác dạy năm xưa, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; giữ vững khối đại đoàn kết; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Đất nước tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế. Đất nước không ngừng đổi mới và phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1990-2000 đạt 7,5%; giai đoạn 2006-2010 đạt 7%; giai đoạn 2011-2015 đạt 5,9%/năm; giai đoạn 2016-2019 đạt 6,8%/năm.
Năm 2020 và 2021, dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song Việt Nam vẫn là một trong số ít quốc gia duy trì tăng trưởng dương. Năm 2022, GDP tăng đến 8,02% và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022, nền kinh tế Việt Nam thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.
Đi đôi với phát triển kinh tế, cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển con người toàn diện. Năm 2023, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,726, thuộc nhóm các nước có trình độ phát triển con người ở mức cao của thế giới.
Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có 7 nước đối tác chiến lược toàn diện; có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký hiệp định thương mại song phương với hơn 100 nước, trong đó có nhiều hiệp định thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP.
Trên bình diện đa phương, Việt Nam hiện là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO. Việt Nam cũng đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn và hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế quan trọng với tư cách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch luân phiên ASEAN, chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEM, Hội nghị thượng đỉnh APEC, Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN.
“Cùng nhau giữ lấy nước” không chỉ có nghĩa là ra trận chống giặc ngoại xâm hay đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, mà còn là sự chia sẻ, đoàn kết, tương thân tương ái, cùng vượt qua khó khăn, thiên tai, dịch bệnh để xây dựng đất nước phồn vinh và phát triển vững mạnh hơn.
Đoàn kết, tương thân tương ái là một giá trị văn hóa tốt đẹp của người Việt, được thể hiện hết sức giản dị, nhưng vô cùng sâu sắc trong tình làng, nghĩa xóm, trong sự chở che, giúp đỡ nhau lúc khó khăn của mỗi người, mỗi gia đình trong cộng đồng. Đặc biệt được thể hiện rõ nét trong thiên tai, dịch bệnh.
Trong đại dịch COVID-19, lòng đoàn kết, tương thân tương ái của người dân Việt Nam đã thể hiện sinh động, cụ thể qua những việc làm thiết thực của tất cả mọi người, đặc biệt là những y, bác sĩ, y tá nơi tuyến đầu chống dịch, những chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; những sự giúp đỡ từ nhỏ đến lớn tới bà con gặp khó khăn nơi vùng dịch hoặc trong khu cách ly.
Với tinh thần trách nhiệm và lòng nhân ái, rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thuộc mọi giới, mọi lứa tuổi có những hành động đa dạng, thiết thực góp phần đẩy lùi dịch bệnh.
Và những ngày này, người dân cả nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài lại đoàn kết một lòng, hướng sự quan tâm, chăm lo đến các tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Cao Bằng, Sơn La, Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai... - nơi đang phải trải qua những ngày đau thương, mất mát lớn cả về người và tài sản do cơn bão số 3 và lũ lụt, sạt lở đất.
Hàng triệu trái tim cùng chung nhịp đập hướng về bà con ta đang phải oằn mình chống chọi với cơn lũ dữ. Càng trong thử thách, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của người Việt lại càng sáng lên.
Trên những cung đường, hàng trăm chuyến xe cứu trợ từ miền Trung, miền Nam và các địa phương trên cả nước nối đuôi nhau, gấp rút vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm... đến với bà con vùng lũ.
Nhiều đội tình nguyện từ Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Nghệ An, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh... ra Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai... để cùng chung tay với bà con khắc phục hậu quả của bão, lũ.
Các nhà xe, nhà tàu tham gia vận chuyển người và hàng hóa miễn phí. Việc quyên góp cứu trợ người dân vùng bão lũ cũng nhanh chóng được người dân cả nước hưởng ứng.
Tính đến 17 giờ ngày 15/9, số tiền các tổ chức, cá nhân ủng hộ bằng tiền mặt, chuyển khoản về tài khoản của Ban Vận động Cứu trợ Trung ương ủng hộ đồng bào bị thiệt hại của bão số 3 là 1.094 tỷ đồng.
Mỗi người một tấm lòng, một sự đóng góp, làm cho tình đồng bào sâu đậm hơn, lòng người ấm áp hơn.
Có thể khẳng định, qua các cuộc chiến chống thiên tai, dịch bệnh đầy cam go và hiểm nguy, những giá trị văn hóa Việt Nam vốn thấm đẫm tính nhân đạo, nhân văn từng làm nên bản sắc văn hóa dân tộc trong lịch sử, một lần nữa lại tỏa sáng rực rỡ, trở thành niềm tin và tự hào Việt Nam. Qua đó, phát huy mạnh mẽ tinh thần “Dựng nước phải đi đôi với giữ nước.”
70 năm đã trôi qua nhưng lời Bác dạy tại Đền Hùng năm xưa vẫn luôn vang vọng trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam ở mọi thế hệ, như nhắc nhở, thôi thúc, cổ vũ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta luôn đồng lòng nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, giành nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Càng thấm thía lời Bác dạy, chúng ta càng quyết tâm thực hiện tốt lời dạy của Người./.
Các tin khác

Quảng Ngãi: Tập trung đột phá phát triển văn hóa, thể thao và du lịch sau sáp nhập

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Sớm đưa dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ đi vào hoạt động

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Quân khu 9 hoàn thành tốt công tác quân sự, quốc phòng 6 tháng đầu năm 2025

Thủ tướng: Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công trước ngày 27/7

Mái ấm cho người nghèo: Phú Thọ tăng tốc trước hạn chót 31/8

Tra cứu địa giới sau sáp nhập qua bản đồ điện tử

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt công tác quản lý giám định pháp y và bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Chỉ thị của Thủ tướng về một số nhiệm vụ cấp bách giải quyết ô nhiễm môi trường

Xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ lên hạng đặc biệt, phát triển xứng tầm với vị thế mới

DIFF 2025 và mùa pháo hoa Đà Nẵng nhiều cái “nhất” trong lịch sử

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục chăm lo tốt đời sống người có công với cách mạng

Công an TP Cần Thơ: Quyết tâm đảm bảo an ninh trật tự các ngày lễ lớn và Đại hội Đảng bộ các cấp

Văn Giang, Hưng Yên: Chùa cổ Dương Hòa với khát vọng trùng tu

Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nam Nô: Di sản thiên nhiên xuyên biên giới đầu tiên của Việt Nam và Lào

Thu giữ 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Thanh Hóa: Xử lý hơn 800 vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Khởi tố, bắt tạm giam một Phó Giám đốc Trung tâm Y tế ở Đắk Lắk vì nhận hối lộ

Trưởng Công an xã được phạt đến 50% mức tiền phạt tối đa, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Xây dựng xã hội học tập là sứ mệnh cao cả trong kỷ nguyên mới

Thi tốt nghiệp THPT: Sáng nay, thí sinh chương trình 2018 thi buổi cuối cùng

Trường Đại học Điện lực: Mở rộng hợp tác nghiên cứu và đào tạo với Đại học Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (UST)
Nổi bật

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục chăm lo tốt đời sống người có công với cách mạng

Công an TP Cần Thơ: Quyết tâm đảm bảo an ninh trật tự các ngày lễ lớn và Đại hội Đảng bộ các cấp

Quản lý chặt bệnh nhân bệnh tâm thần, bảo đảm giám định khách quan, minh bạch

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
