"Dị nhân" ăn ngủ cùng rắn độc
"Ăn, ngủ" cùng rắn độc
Đi dọc thôn 3, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc thoạt nhìn không ai nghĩ đây là một làng nuôi rắn độc bởi nhà cửa mọc liền nhau san sát, xen kẽ những ngôi nhà cao tầng khang trang là những ngôi nhà mái rạ, tường gạch cổ kính. Hỏi ra mới biết hầu như nhà nào cũng nuôi rắn trong chính ngôi nhà của mình. Vì điều kiện đất đai chật hẹp nên đa phần các hộ gia đình đều xây dựng những lồng rắn nhân tạo ngay trong nhà.
Trên là giường ngủ, dưới sàn nhà là những chuồng rắn chia thành những ô nhỏ, hình chữ nhật, chiều dài ước chừng 0,5m, cao 0,4m, rộng 0,3m. Nhà nào rộng hơn một chút thì có thể làm hẳn một "phòng" riêng để xây chuồng cho rắn. Nhà nào giàu có thì lập thành trang trại, chăn nuôi từ a đến z, nghĩa là vừa nuôi vừa sinh sản, vừa cho ấp trứng kèm theo là một loạt những dịch vụ nhà hàng, ăn uống chuyên món rắn đặc sản.
Anh Hưng, một tay nuôi rắn có hạng trong làng cho biết: "Nhiều nhà chật chội, cả bố mẹ, ông bà, con cái đều ngủ chung một phòng, dưới nền nhà là chuồng rắn. Nơi người ngủ và hang rắn ở chỉ cách nhau chưa đầy một bước chân, không khí đặc quánh một thứ mùi gây gây, khăn khẳn, đêm ngủ còn nghe tiếng rắn kêu phè phè ngay bên cạnh, nhưng quen rồi, thấy bình thường thôi".
Nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn có từ bao đời nay không ai rõ, chỉ biết rằng khi sinh ra và lớn lên người dân đã được làm quen với rắn độc. Dù là loại hổ mang phì khiến nhiều người phải e dè, sợ sệt nhưng với người dân Vĩnh Sơn, chúng là một người bạn, đem lại nguồn thu nhập cao cho các gia đình. Ngay cả những đứa trẻ con trong xóm cũng đều là những "cao thủ" tay không bắt rắn. Mỗi khi rắn "sổng chuồng" chạy trốn, lũ trẻ trong làng lại nhao nhao đi bắt rắn như những thợ săn rắn đích thực.
Anh Kiên tay không bắt rắn.
Cả xã Vĩnh Sơn hiện có khoảng 1.300 hộ với khoảng 5.700 nhân khẩu thì có tới 850 hộ nuôi rắn, nhà ít thì nuôi 100 con, nhà nuôi nhiều lên đến 2.000 con, chủ yếu là hổ mang phì và hổ trâu. Riêng thôn 3 cũng 60-70% hộ gia đình nuôi rắn.
Nuôi rắn cũng là một nghề khá công phu và tốn nhiều thời gian. Chị Lan, một hộ nuôi rắn trong thôn cho biết: "Chỉ tính riêng thời gian ấp trứng, đến thời gian trứng nở thành rắn con, rồi nuôi trưởng thành đến lúc xuất khẩu, nhanh thì cũng phải hai năm, còn lâu cũng phải mất ba năm. Thức ăn cho rắn tuy không cầu kì, chủ yếu là loại gà, vịt thải với giá thành rẻ, nhưng mỗi khi cho rắn ăn, vẫn phải vặt sạch lông, cắt thành từng miếng nhỏ. Riêng cóc thì phải mổ bỏ sạch phân. Rắn nhỏ thì ngày nào cũng phải cho ăn, đề phòng chúng đói nuốt chửng lẫn nhau. Rắn lớn thì 3-4 ngày mới phải cho ăn một lần".
Cứ mỗi tuần, người nuôi rắn lại phải vệ sinh một lần. Chuồng nuôi rắn luôn phải đảm bảo đủ ánh sáng và không khí để cho rắn phát triển. Thường rắn sinh sản vào tháng 6, còn mùa đông là thời kỳ rắn nghỉ đông nên không phát triển, thậm chí còn hao hụt trọng lượng. Thời gian này, người nuôi phải đặc biệt chú trọng đến thời tiết, luôn phải sưởi ấm cho rắn tránh tình trạng nóng quá hoặc lạnh quá dễ làm rắn mắc bệnh khô da, hoặc viêm phổi.
Mất mạng vì "nuôi con đặc sản"
Theo chân anh Kiên, Trưởng thôn 3 vào thăm "phòng" nuôi rắn của gia đình anh, chúng tôi không khỏi rùng mình. Trong căn phòng chật chội chừng 10m2, những chuồng rắn nằm san sát ngay dưới nền nhà. Bước chân đi bên trên mà chúng tôi không khỏi giật mình ghê sợ khi nghe tiếng rắn phun phì phì bên dưới. Nhanh tay, mở chuồng rắn, anh Kiên lấy kẹp lôi dần con rắn hổ mang chừng gần 1kg ra rồi cẩn thận túm lấy cổ nó.
Dù có đôi găng tay dày làm bảo hộ lao động, nhưng hầu như những người nuôi rắn ở Vĩnh Sơn đều không sử dụng bởi theo anh Kiên: "Dùng găng tay vừa dày vừa vướng víu, cầm con rắn không thật tay, rất dễ bắt trượt rắn. Khi ấy rắn lao vào cắn vào mặt, vào người, vào vai còn nguy hiểm hơn nên chúng tôi dùng tay không bắt rắn cho dễ. Vì thế mà tai nạn xảy ra như cơm bữa. Ai nuôi rắn chẳng một lần bị rắn cắn. Chỉ cần sơ sảy để răng rắn quệt qua là cũng phải tháo khớp ngón tay rồi. Nhất là những anh chuyên đi chợ bắt rắn giúp người dân chuyển hàng đi cửa khẩu xuất sang Trung Quốc thì 10 ngón tay chỉ còn còn 7-8 ngón. Có anh còn cụt cả 10 đốt ngón tay ấy chứ. Riêng loại rắn hổ mang phì, nếu không có thuốc giải độc thì chỉ 20 phút sau đã tử vong rồi".
Cách đây chưa lâu, người trong thôn 3 xót xa trước sự ra đi của anh Phùng Văn Long vì bị rắn cắn. Trong lúc cho rắn ăn, anh Long sơ sảy bị rắn cắn vào tay, vì cơ thể sẵn dị ứng với nọc rắn nên anh Long không qua khỏi, dù đã dùng thuốc kịp thời, bỏ lại ba đứa con bơ vơ và bố mẹ già yếu cho người vợ trẻ. Một mình chị Yến, vợ anh Long, vẫn không từ bỏ nghề nuôi rắn, quyết tâm theo đuổi cái nghiệp đã gắn bó với gia đình từ lâu. Năm 2006, thôn 3 cũng có 1 trường hợp bị tử vong vì rắn cắn.
Bà Diên, một người có thâm niên nuôi rắn mấy chục năm nay cho biết: "Trước đây khi chưa có thuốc giải nọc độc rắn thì có nhiều trường hợp tử vong hơn. Bây giờ trong thôn đã có thuốc nên hầu như chỉ bị thương tật ở tay. Tuy nhiên thuốc chỉ có thể ngăn nọc độc chạy vào cơ thể, còn khi đã bị rối loạn đường hô hấp do rắn cắn thì bắt buộc phải có dụng cụ hô hấp và phương tiện cấp cứu. Nhưng ở trong thôn chúng tôi lại không hề có, nên đôi khi cũng rất nguy hiểm. Mới đây có trường hợp ông kế toán trên xã bị rắn cắn, may nhà có ôtô đưa đi cấp cứu kịp thời nên thoát khỏi án tử". Khi tôi hỏi: Có cách nào để phòng tránh rắn cắn không thì bà chỉ cười: "Khó lắm, vì nghề này tiếp xúc với rắn thường xuyên, không cắn mới là chuyện lạ". Nói rồi bà xòe bàn tay ngón cụt, ngón biến dạng với chi chít những vết rắn cắn ra cho chúng tôi xem.
Nghề nuôi rắn mang lại lợi nhuận khá cao cho người dân ở Vĩnh Sơn. Những năm "được mùa", rắn bán được tới 1.2 triệu/kg, rẻ cũng phải 450.000 đồng/kg. Dù biết là nghề nguy hiểm nhưng người dân đã chấp nhận cái nghề này thì cũng đành mang lấy cái nghiệp. Làm riết, sống riết cùng rắn thành quen, giờ bảo bỏ nghề là điều cực khó với họ dù biết tính mạng luôn bị đe dọa.
Các tin khác

Phát biểu của Chủ tịch nước tại Hội thảo quốc tế 50 năm thống nhất đất nước

Vai trò kiến tạo hòa bình của ngoại giao Việt Nam được thể hiện xuyên suốt

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện

Danh sách 12 loại sữa được xác định là giả

Quốc hội và Chính phủ đồng hành để hoàn thành trọng trách lịch sử

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp xúc cử tri huyện Hóc Môn và Củ Chi (TP Hồ Chí Minh)

“Binh chủng Tăng thiết giáp phải xứng đáng là lực lượng đột kích mạnh”

Chương trình “Tuần lễ vàng” – Cơ hội vàng cho giấc mơ tìm con yêu

Chương trình hòa nhạc đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”
Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Đoàn kiểm tra Bộ Công an làm việc tại Công an Vĩnh Phúc về công tác phòng chống khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép.

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Ứng phó biến đổi khí hậu - Phải hành động ngay và quyết liệt với trách nhiệm cao nhất

Chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố chất thải

Thủ tướng phát động Phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số"

Phát biểu của Chủ tịch nước tại Hội thảo quốc tế 50 năm thống nhất đất nước

Quân khu 9 tổ chức triển lãm chuyên đề 50 năm vang mãi bản hùng ca toàn thắng

Ứng phó biến đổi khí hậu - Phải hành động ngay và quyết liệt với trách nhiệm cao nhất

Thủ tướng phát động Phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số"

Cần Thơ hoàn thành phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả

Ngăn cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma tuý

Thanh Hóa: Bắt giữ 14 đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả

Triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả với gần 600 chủng loại

Science Fair 2025 – Trải nghiệm bổ ích tại “Disneyland khoa học” của Amser

Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo về dạy thêm, học thêm

Phú Thọ chỉ đạo về việc dạy thêm, học thêm mới nhất sau Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trường Trung cấp Thuận Thành - Địa chỉ tin cậy trong đào tạo và sát hạch lái xe
Nổi bật

Quản lý rơm rạ trên đồng ruộng, hướng đi của nền nông nghiệp bền vững

Bắc Giang: Hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững

Quân khu 9 tổ chức triển lãm chuyên đề 50 năm vang mãi bản hùng ca toàn thắng

Ứng phó biến đổi khí hậu - Phải hành động ngay và quyết liệt với trách nhiệm cao nhất

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
