(SK&MT) - Trong tuần qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã diễn ra nhiều hoạt động quan trọng. Điển hình là những hoạt động kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7. Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã có những hoạt động tri ân ý nghĩa, kinh tế, văn hoá, giáo dục khác...
(SK&MT) - Theo chương trình từ nay đến năm 2025, thành phố Hải Phòng sẽ tiếp tục phát triển thêm 15 KCN với diện tích tăng thêm khoảng 6200 ha, thu hút thêm 12-15 tỷ USD. Với định hướng thu hút đầu tư tốc độ cao như vậy, Hải Phòng nhận thấy việc phát triển các KCN theo mô hình KCN sinh thái sẽ là một trong các biện pháp hữu hiệu để Thành phố triển khai phát triển các KCN sinh thái bền vững.
TẠP CHÍ SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG ĐIỆN TỬ - Cơ quan ngôn luận của Viện Sức khỏe và Môi trường vì cộng đồng (IOHEC)
TẠP CHÍ SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG ĐIỆN TỬ - Cơ quan ngôn luận của Viện Sức khỏe và Môi trường vì cộng đồng (IOHEC)
(SK&MT) - Khi nhắc đến tỉnh Hòa Bình với mỗi người dân đều biết đến công trình thủy điện Hòa Bình, nơi mạng lại nguồn năng lượng điện dồi dào cho cả nước. Còn với những người dân sống quanh khu vực thủy điện Hòa Bình thì đây cũng là cơ hội lớn cho họ làm kinh tế trên lòng hồ.
(SK&MT) - Tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, đến sự phát triển bền vững, thậm chí đe doạ sự tồn vong của nhiều quốc gia và cộng đồng dân cư, đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải hành động mạnh mẽ hơn nữa, có trách nhiệm và không chậm trễ trên phạm vi toàn cầu. Đây là vấn đề toàn cầu nên cần có cách tiếp cận toàn cầu, đây là vấn đề ảnh hưởng đến mọi người dân nên cần có cách tiếp cận toàn dân.
Thủ tướng nhấn mạnh ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và người dân. Khoa học công nghệ phải đi trước để dẫn dắt và nguồn lực tài chính phải là đòn bẩy, thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh, tuần hoàn, bền vững, bao trùm và nhân văn. Thủ tướng cũng cho rằng, mọi hành động phải dựa vào tự nhiên và lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể và là động lực phát triển bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam kêu gọi tất cả các quốc gia cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính trên cơ sở nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và năng lực của từng quốc gia, phải có công bằng, công lý về biến đổi khí hậu.
Thủ tướng cho rằng tài chính khí hậu, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực đóng vai trò rất quan trọng để thực hiện thành công Thỏa thuận Paris. Các quốc gia phát triển cần thực hiện đầy đủ các cam kết tài chính đã đưa ra, đồng thời khẩn trương đề ra mục tiêu tài chính tham vọng hơn nữa cho giai đoạn sau năm 2025.
(SK&MT) - Với sự gia tăng dân số, kinh tế và quá trình đô thị hóa, lượng rác thải rắn phát sinh đang gia tăng nhanh chóng trên thế giới. Nhưng trong những năm gần đây, tư duy về quản lý chất thải đã thay đổi, từ “tiêu hủy” đến “quản lý”, “quản lý tổng hợp”, từ “chất thải” đến “coi chất thải là tài nguyên”, từ nền “kinh tế tuyến tính’ sang “nền kinh tế tuần hoàn”. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang gia tăng, tăng trưởng xanh, thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh, trong đó có quản lý và triển khai mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn (CTR) đang được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
(SK&MT) - Từ năm 1993 đến nay, chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn do Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) triển khai là một trong những sự kiện môi trường quốc tế thường niên, thu hút sự tham gia hưởng ứng của hàng trăm triệu người tại hơn 130 quốc gia trên thế giới. Chiến dịch được phát động vào tuần thứ 3 của tháng 9 hằng năm, là dịp để tuyên truyền, kêu gọi các tổ chức, DN, cá nhân và toàn thể cộng đồng tham gia các hoạt động cải thiện và bảo vệ môi trường.
(SK&MT) - Để cụ thể hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, trước hết cần có tư duy đổi mới, đột phá, phù hợp với xu thế chung toàn cầu về phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển và bảo tồn biển, nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, biến đổi khí hậu..., trong đó, xây dựng kinh tế biển xanh là nền tảng. Kinh tế biển xanh tuy đã được đề cập ở Việt Nam, nhưng vẫn còn là lĩnh vực mới cả về nội dung và cách tiếp cận, đặc biệt là việc đánh giá hiện trạng và tiềm năng để phát triển kinh tế biển xanh của Việt Nam.