Bốn giải pháp chống lãng phí: Thế nào là văn hóa tiết kiệm?
![]() |
Tổng Bí thư Tô Lâm. (Ảnh: TTXVN) |
Trong bài viết “Chống lãng phí,” giải pháp thứ tư mà Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra là xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác,” “tự nguyện,” “cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày;” xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, tổ chức; khuyến khích nhân dân tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo thói quen quý trọng tài sản của Nhà nước, công sức của nhân dân, sự đóng góp của tập thể và công sức của mỗi cá nhân; coi việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ hằng ngày.
Tích tiểu thành đại
Cha ông ta có truyền thống cần cù, tiết kiệm. Tính cách “ăn chắc, mặc bền” được hình thành qua hàng nghìn năm chống chọi với thiên tai, địch họa và điều này đã giúp dân tộc Việt Nam vượt qua được nhiều thử thách, gian khó.
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu răn dạy lối sống cần kiệm, coi đó là chuẩn mực: bát ăn bát để (phải biết dè sẻn, tích lũy); thắt lưng buộc bụng (tiết kiệm, không tiêu xài hoang phí); bóp mồm bóp miệng (hạn chế hết mức việc chi tiêu chưa cấp thiết); khéo ăn thì no, khéo co thì ấm (biết chi tiêu hợp lý, làm ăn có kế hoạch thì sẽ được no đủ); làm khi lành để dành khi đau (khi trẻ, khỏe phải biết dành dụm phòng khi già, yếu); tích tiểu thành đại (kiên trì dành dụm thì sẽ đủ đầy); ở đây một hạt cơm rơi, ngoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng (kiếm tiền khó khăn nên phải biết chi tiêu hợp lý)…
Phó giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Văn Lý, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận xét: người Việt xưa chú ý tiết kiệm trong tiêu dùng hơn là tiết kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong sinh hoạt cá nhân hơn là tiết kiệm trong các sinh hoạt khác liên quan đến cộng đồng. Xã hội truyền thống vận động chậm chạp, thời gian tính bằng mùa trăng, bóng nước... nên con người không có thói quen tiết kiệm thời gian...
Lối sống tiết kiệm xuất phát từ triết lý sống của người Việt rằng mỗi người phải có trách nhiệm với mình, gia đình, xã hội và các thế hệ mai sau. Ngày nay, lối sống tiết kiệm trong truyền thống của dân tộc ta cần được kế thừa gắn với đổi mới trong quan niệm về tiết kiệm cho phù hợp với đời sống của xã hội hiện đại và điều kiện phát triển của đất nước.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay, việc nâng cao ý thức tiết kiệm, tích lũy để mở rộng sản xuất vẫn đóng vai trò tích cực với việc nâng cao năng suất lao động, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cuộc sống đa dạng của con người.
Tiết kiệm không phải là khuyến khích giảm thiểu nhu cầu mà chính là nâng cao khả năng thỏa mãn nhu cầu hợp lý của con người với cùng một khoản chi phí. Tiết kiệm theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi” chứ không phải là bủn xỉn. “Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm. Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm.”
Xây dựng nếp sống chống lãng phí, xa hoa
Ở chiều ngược lại, ngày nay một bộ phận không nhỏ người Việt không giữ được truyền thống cần kiệm mà nhiễm thói xa hoa, lãng phí, coi trọng sự hào nhoáng bên ngoài, không tiếc tiền để đánh bóng hình ảnh, thỏa mãn tính sĩ diện, thậm chí là sự hợm hĩnh.
Nếp sống, nét văn hóa hình thành từ tổng hòa các thói quen lâu dài. Còn thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có. Phản xạ có điều kiện là những hành vi sinh hoạt, tác phong làm việc lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống và rèn luyện, là những hành vi định hình trong cuộc sống và được coi là bản chất thứ hai của con người. Có thói quen tốt và thói quen xấu.
Thói quen càng trở nên quan trọng trong việc hình thành nếp sống của nhiều người, của cộng đồng bởi ở đây còn có thêm yếu tố tâm lý đám đông. Bởi vậy, muốn hình thành một nếp sống tốt-nếp sống văn minh hoặc muốn hạn chế, xóa bỏ một nếp sống lạc hậu, lỗi thời thì cần tạo nên hiệu ứng đám đông đủ để ai đó sẽ cảm thấy lạc lõng nếu làm khác mọi người.
Văn hóa tiết kiệm phải bắt đầu từ mỗi cá nhân, hình thành trong gia đình, trường học, công sở, doanh nghiệp rồi lan tỏa ra toàn xã hội. Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong việc xây dựng văn hóa tiết kiệm.
Việc xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm của cán bộ, đảng viên là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Chỉ thị số 27-CT/TW (ngày 25/12/2023) của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí yêu cầu: quán triệt, nâng cao nhận thức; thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là văn hóa ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý./.
Các tin khác

Diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Cà Mau năm 2024

Thanh Hóa: Dừng khai thác khoáng sản tại núi Đụn để bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

Mưa lũ do ảnh hưởng bão số 6 gây ra nhiều thiệt hại tại Quảng Bình, Quảng Trị

Vĩnh Long sẽ tổ chức Festival Gạch gốm đỏ-Kinh tế xanh lần thứ I

Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: Quyết tâm hoàn thành toàn diện, vượt cao các chỉ tiêu nhiệm kỳỳ 2020-2025

Mỗi năm Việt Nam có hơn 30.000 người tử vong do tai nạn thương tích

Huy động sự tham gia của cộng đồng trong phòng chống HIV/AIDS

Quảng Bình: Bão số 6 gây lũ và ngập lụt nhiều nơi

Hà Nội thẩm định xã nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới nâng cao tại 7 xã của huyện Hoài Đức
Đọc nhiều

Phát hiện bãi chất thải khủng giữa trung tâm thành phố

Đắk Nông: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ trại nuôi heo quy mô hàng chục nghìn con

Hà Nội - Món quà ý nghĩa dành tặng học sinh nghèo ngày khai trường

Cần Thơ: Mưa kèm theo dông lốc làm sập, tốc mái 38 căn nhà

Đắk Nông: Ghi nhận 4.681 ca mắc các bệnh truyền nhiễm
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Thái Nguyên "gồng mình" vượt qua trong cơn lũ lịch sử

Thực trạng ô nhiễm môi trường từ dự án xây dựng trở thành nỗi lo hiện hữu của người dân tại Hưng Yên

Bộ y tế ra khuyến cáo phòng chống dịch Đậu Mùa Khỉ

Hưng Yên: Thực tiễn chất lượng công trình dự án chưa đảm bảo ảnh hưởng đến môi trường, đời sống nhân dân

Bản tin tổng hợp Sức khỏe & Môi trường số 7 tháng 8

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Petrovietnam tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần của Kết luận số 76-KL/TW

Mưa lũ do ảnh hưởng bão số 6 gây ra nhiều thiệt hại tại Quảng Bình, Quảng Trị

Petrovietnam liên tục thiết lập những kỷ lục trong sản xuất kinh doanh

Tỉnh ủy Bắc Ninh: Thông tin phát triển kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm 2024 và công tác chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

Mỗi năm Việt Nam có hơn 30.000 người tử vong do tai nạn thương tích

T&T Group hợp tác chiến lược với công ty đa ngành của UAE

Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 – “điểm sáng” trong xây dựng công nghiệp năng lượng tự chủ quốc gia

Chương trình “Phở từ tâm” trao tặng 3.000 tô phở đến bệnh nhân

Hồi sinh 4 cuộc đời từ mô, tạng của người cho chết não

Thanh Hóa: Dừng khai thác khoáng sản tại núi Đụn để bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

Báo động đỏ về tệ nạn “bóng cười” đang khiến sức khỏe của cả một thế hệ tương lai đất nước đi xuống nghiêm trọng

Trước 31/10, các địa phương phải ban hành Văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Vụ gymer tử vong tại phòng tập: California Fitness & Yoga lên tiếng

Cần Thơ: Trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 13

Trường Cao đẳng Kiến trúc – Xây dựng TP.HCM khai giảng năm học 2024 - 2025

Nâng cao kỹ năng mềm qua các hoạt động ngoại khóa cùng sinh viên Đại học Công nghệ Đông Á

Phát động Giải thưởng Trường học sinh thái ASEAN Việt Nam năm 2024
Nổi bật

Lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam - Công nghệ Q-Lean: Thách thức tất cả mỡ thừa

T&T Group hợp tác chiến lược với công ty đa ngành của UAE

Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 – “điểm sáng” trong xây dựng công nghiệp năng lượng tự chủ quốc gia

Cần Thơ: Trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 13

Chương trình “Phở từ tâm” trao tặng 3.000 tô phở đến bệnh nhân

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
