Cần giảm phát thải ô nhiễm trong nền nông nghiệp Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo diễn đàn Mekong Startup lần I
Câu chuyện thành công ở Đông Nam Á
Tại diễn đàn còn có lễ công bố nội dung cam kết giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp tại khu vực ĐBSCL. Theo đó, lãnh đạo Bộ, ngành các cấp cùng thực hiện “nỗ lực quốc gia nhằm giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí mê tan vào năm 2030 so với mức năm 2020 trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi”. Từ năm 2023, chuyển dịch mạnh mẽ hoạt động trồng trọt và chăn nuôi tại khu vực ĐBSCL theo hướng khuyến khích ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ thu giữ, sử dụng khí mê tan và tạo mọi thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, cộng đồng, tổ chức trong và ngoài nước tham gia giảm phát thải khí mê tan. Từ năm 2024, chấm dứt việc đốt phế, phụ phẩm nông nghiệp thông qua việc cải tiến, áp dụng trên diện rộng quy trình công nghệ. Đến năm 2025, cam kết đạt chỉ tiêu giảm tổng lượng phát thải khí mê tan trong trồng trọt và chăn nuôi. Đến năm 2030, cam kết đạt chỉ tiêu giảm tổng lượng phát thải khí mê tan tại ĐBSCL trong trồng trọt và chăn nuôi.
Chia sẻ trong khuôn khổ của diễn đàn Mekong Startup lần I - năm 2022, ông Li Guo (điều phối viên Chương trình Quốc gia về Nông nghiệp, chuyên gia cao cấp Kinh tế Nông nghiệp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam) đánh giá cao nông nghiệp Việt Nam và cam kết đồng hành, hỗ trợ Đồng Tháp nói riêng, các tỉnh ĐBSCL nói chung thực hiện mục tiêu “kích hoạt năng lực đổi mới phát huy vai trò SME và khởi nghiệp trên địa bàn, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại - bền vững - phát thải thấp”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm hỏi doanh nhân ở tỉnh Đồng Tháp
Ông Li Guo gọi thành tích nông nghiệp Việt Nam trong 35 năm qua là “câu chuyện thành công ở Đông Nam Á”. Cụ thể là tăng trưởng hợp lý, đảm bảo an ninh lương thực, động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 38 tỷ USD sản phẩm nông sản và năm nay, con số này càng vượt trội hơn, cán mốc 54 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo ông Li Guo sự, sự suy giảm môi trường (sử dụng nhiều nước, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật…) và biến đổi khí hậu đang đe dọa sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần có định hướng, chính sách cụ thể để giải bài toán đầy thách thức này; nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước lẫn xuất khẩu.
Ông Li Guo cũng đánh giá cao Việt Nam khi đề ra nhiều chính sách tốt, cam kết, xây dựng chiến lược biến đổi khí hậu đến tầm nhìn 2045, mức phát thải carbon (CO2) thấp. Trong đó, ông dẫn dắt Đồng Tháp đang tập trung việc đa dạng hóa sản phẩm, giảm gạo để tạo ra trái cây hay cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn; kết nối du lịch, kinh tế địa phương lẫn tư nhân.
Hiện tỉnh Đồng Tháp kết hợp Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tập trung các lĩnh vực về bảo vệ cây ăn trái, cây cảnh, đa dạng hóa sinh kế người nông dân, chống biến đổi khí hậu, tập trung sản xuất thực hành bền vững và mong ươm tạo thế hệ nông dân mới. Ông Li Guo mong muốn nông nghiệp ĐBSCL không chỉ là thương hiệu của Việt Nam mà còn được nhận diện trên toàn thế giới. Ông và các đồng sự cũng đang xây dựng đề án liên quan đến nông nghiệp Việt, tiến tới mục tiêu một triệu ha trồng gạo chất lượng cao, phát thải thấp.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp giải đáp về hàng nông sản khi được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hỏi lúc tham quan hàng hóa trưng bày
Đổi mới là nhu cầu bức thiết
Với đặc thù về vị trí và lợi thế về tiềm năng, Đồng bằng sông Cửu Long có dư địa rất lớn để phát triển nông nghiệp. Nơi ấy là vùng sản xuất, xuất khẩu nông, thủy - hải sản, cây ăn trái lớn nhất cả nước, đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế - xã hội cả nước. Tuy nhiên, ĐBSCL bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập khi chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp. Sản xuất nhỏ lẻ, phương pháp sản xuất lạc hậu gây ảnh hưởng xấu môi trường, bị tác động lớn của biến đổi khí hậu… đã trở thành rào cản đối với ĐBSCL. Từ đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay.
Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất, cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững. Do đó, yếu tố xanh hơn, phát thải thấp, giá trị cao, ứng dụng sinh thái tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn 2021 - 2030. Cần phải hướng tới đạt được cơ giới hóa, tự động hóa trong chuỗi giá trị mới mang lại giá trị hiện đại cho ngành. Việc ứng dụng tạo ra giá trị từ phụ phẩm nông nghiệp cũng còn dư địa rất lớn để phát triển…
Lãnh đạo bộ, ngành và các tỉnh, thành thực hiện nghi thức cam kết giảm phát thải
Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết đổi mới sáng tạo chuỗi ngành hàng lúa gạo là vấn đề cấp thiết, quan trọng. Hầu hết các tỉnh ĐBSCL đều đề cao ứng dụng đổi mới sáng tạo trong sản xuất nhưng chưa thực sự hiệu quả trên diện rộng. Vì vậy, cần lấy doanh nghiệp và nông dân làm trọng tâm, tiến tới xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt. Nhà nước giữ vai trò kiến tạo, đưa các chính sách đòn bẩy thúc đẩy doanh nghiệp, nông dân và các thành phần tham gia cùng phát triển. Cần lấy khoa học - công nghệ làm khâu đột phá, sản xuất lúa gắn với bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ, sạch, tuần hoàn là đúng đắn. Nhưng các tỉnh ĐBSCL, Bộ NN&PTNT cần có kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể; tổ chức thường xuyên các sự kiện dành cho cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các start-up, để giải các bài toán cũng như lan tỏa khát vọng, tinh thần khởi nghiệp với cách làm mới, bền vững, bảo vệ môi trường; nâng cao giá trị sử dụng của đất nông nghiệp…Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Chúng ta phải thay đổi, giảm phân, thuốc và hướng đến nền nông nghiệp xanh, hiện đại, tuần hoàn, giảm phát thải ra môi trường. Để làm được các mục tiêu đó, các bộ, ngành phải có những kế hoạch, chương trình hành động rõ ràng, đồng bộ”. Để tạo động lực phát triển khu vực ĐBSCL cần phải khơi dậy khát vọng trong cả nước. Điều này rất quan trọng. Khát vọng rồi phải có cách làm rất sáng tạo. Nếu cứ bắt chước giống thiên hạ bao giờ mới phát triển sâu được? Theo Phó Thủ tướng, các doanh nghiệp gặp gỡ không chỉ để trao đổi, tìm lời giải mà doanh nghiệp lớn phải hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ; nâng cao giá trị tinh thần, phải khởi nghiệp, tạo môi trường phát triển ổn định; phải đi cùng nhau, không chỉ nhà khoa học, nhà nông, Nhà nước, nhà doanh nghiệp mà còn giữa các địa phương, mà xa hơn là giữa Việt Nam và thế giới…
VĨNH SƠN – LONG VIỆT
Các tin khác

EVN đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định 6 tháng đầu năm 2025

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 Khóa XIII

Khai mạc Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí thư: Xác định cho được mục tiêu tổng quát và các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tới

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7

Trường Đại học Điện lực tham dự tọa đàm “Điện gió ngoài khơi Việt Nam” tại Vương quốc Anh

Phát hiện thủ đoạn dùng cồn công nghiệp sản xuất hàng vạn chai cồn y tế giả

Tổng Bí thư: Người có công là tài sản quý, là biểu tượng của ý chí Việt Nam

Hải Phòng: Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại 2025
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Hải Phòng: Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại 2025

Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt công tác quản lý giám định pháp y và bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Chỉ thị của Thủ tướng về một số nhiệm vụ cấp bách giải quyết ô nhiễm môi trường

Xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ lên hạng đặc biệt, phát triển xứng tầm với vị thế mới

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên Bế mạc Hội nghị lần thứ 12

Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

EVN cảnh báo máy biến áp EEMC giả, nguy cơ lớn với hệ thống điện quốc gia và người tiêu dùng

Thỏa thuận hợp tác bị hủy vẫn được tòa sơ thẩm công nhận có giá trị liệu có đúng luật?

Công an tỉnh Bắc Ninh: Tăng cường công tác phòng chống đua xe trái phép

Phát hiện thủ đoạn dùng cồn công nghiệp sản xuất hàng vạn chai cồn y tế giả

Thu giữ 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Xây dựng xã hội học tập là sứ mệnh cao cả trong kỷ nguyên mới

Thi tốt nghiệp THPT: Sáng nay, thí sinh chương trình 2018 thi buổi cuối cùng

Trường Đại học Điện lực: Mở rộng hợp tác nghiên cứu và đào tạo với Đại học Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (UST)
Nổi bật

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên Bế mạc Hội nghị lần thứ 12

Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thỏa thuận hợp tác bị hủy vẫn được tòa sơ thẩm công nhận có giá trị liệu có đúng luật?

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Công an tỉnh Bắc Ninh: Tăng cường công tác phòng chống đua xe trái phép

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
