CHÀNG KĨ SƯ HÀNG HẢI ĐAM MÊ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO XUỒNG ĐẶC CHỦNG PHỤC VỤ AN NINH QUỐC PHÒNG
Tháng 4/2012, đoàn chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ gồm "soái hạm" USS Blue Ridge, khu trục tên lửa USS Chafee và tàu cứu hộ USNS Safeguard cùng gần 2.000 sỹ quan, thủy thủ đến thăm hữu nghị Việt Nam và cập cảng Đà Nẵng đã khiến dư luận trong và ngoài nước sôi trào.
Hình ảnh những khí tài quân sự hiện đại của Hải quân Hoa Kỳ đã sống lại những đam mê, hoài bão được chế tạo tàu thuyền đặc chủng từ những ngày còn trên ghế trường đại học Hàng hải của chàng kĩ sư hàng hải Trần Văn Quảng.
Cuối 2012, Trần Văn Quảng quyết định đóng cửa công ty xây dựng mà anh cùng bạn bè đã dồn toàn bộ tâm huyết để quyết tâm theo đuổi đam mê chế tạo tàu thuyền mà anh ấp ủ từ những ngày bé thơ bất chấp lời khuyên ngăn của bạn bè.
Và phải chăng học thuyết Luật hấp dẫn (Law of Attraction) đã được chứng thực với Quảng khi sau bao đêm trắng nghiền ngẫm lại các tài liệu khoa học, nghiên cứu vật liệu mới cũng như lên hàng loạt ý tưởng về các dự án tàu thuyền… thì đến hè 2013 anh đã được gặp “tri kỉ” là một doanh nhân Việt kiều cũng đang đầy trăn trở, hoài bão về ứng dụng vật liệu mới vào chế tạo ca nô, tàu thuyền.
Chỉ ít ngày sau buổi gặp gỡ định mệnh ấy, một công ty được thành lập tại Hà Nội với mục đích chế tạo ca nô, tàu thuyền bằng vật liệu nhựa tổng hợp PPC (Polypropylene Polystone Copolymer).
Với nhiều tính năng ưu việt so với các vật liệu truyền thống như sắt, gỗ, nhôm, composite… PPC được đánh giá là khá phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế của Việt Nam khi sử dụng chế tạo ra các loại xuồng và tàu thuyền có chiều dài dưới 20m.
Anh Trần Văn Quảng tại lễ kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao 11 ca nô PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng chức năng. |
Vật liệu PPC là khả năng cách nhiệt và cách âm tốt, không gỉ, chịu được va đập mạnh, chịu được thời tiết nắng nóng và giá lạnh mà không hề biến dạng (từ âm 30 đến dương 80 độ C), không phát sinh chất độc hại cho con người, môi trường và được tái chế 100% sau khi các sản phẩm hết hạn sử dụng.
Ứng dụng vào chế tạo các sản phẩm có tần suất chuyển động cao như vỏ tàu, PPC có tính đàn hồi giúp giảm xóc, ít ma sát hơn vỏ gỗ và thép nên đạt tốc độ cao, dễ cơ động.
Với tính năng đó, vật liệu PPC được Hội đồng Viện Khoa học Công nghệ tàu thủy và Cơ quan đăng kiểm Việt Nam kiểm tra và nghiệm thu kết quả thử nghiệm theo tiêu chuẩn kết cấu thỏa mãn sử dụng trong chế tạo ca nô, tàu thuyền và các công trình nổi. Theo tính toán, việc thiết kế, chế tạo và vận hành sản phẩm ca nô, tàu thuyền và các công trình nổi từ vật liệu PPC chiếm 50% giá thành so với sản phẩm nhập ngoại tương ứng.
Một số xuồng đặc chủng với chất liệu PPC đã được bàn giao cho lực lượng an ninh quốc phòng. |
Và chỉ đến cuối năm 2014, thì Trần Văn Quảng cùng bộ máy sản xuất và các chuyên gia sau hàng nghìn giờ nghiên cứu với hàng trăm lần thử nghiệm đã chế tạo thành công xuồng cao tốc bằng vật liệu PPC và bàn giao xuồng cao tốc MS-50 cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam. Xuồng có chiều dài 13,66 mét, rộng 3,78 mét, có sức chứa 16 chỗ ngồi và đạt vận tốc tối đa từ 30 - 35 hải lý/giờ. Sau đó, xuống cao tốc MS-50 được Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam biên chế cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển vùng 1 – đơn vị tiếp nhận, quản lý, khai khác sử dụng trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và thực thi pháp luật trên biển.
Xuồng và tàu chuẩn tra bằng vật liệu PPC do công ty sản xuất đóng góp vai trò quan trọng trong công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển. |
Những năm sau đó, chàng kĩ sư hàng hải cùng các đồng nghiệp đã vinh dự được tiến hành chế tạo tàu tuần tra cao tốc của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, tàu khách của Tập đoàn VinGroup, bến cập ca nô tàu thuyền cho Cục Cảnh sát đường thủy, bến cập thủy phi cơ Tuần Châu – Hạ Long, bến du thuyền Cầu Mống (TP Hồ Chí Minh)… cũng như chế tạo hàng trăm chiếc ca nô, tàu thuyền cho lực lượng anh ninh, quốc phòng và xuất khẩu sang một số nước Châu Phi.
Founder Trần Văn Quảng được ghi tên trong Sách Vàng Sáng Tạo Việt Nam năm 2019. |
Và cũng không biết là nên vui hay buồn đối với Trần Văn Quảng khi đến năm 2020 – thì các dự án cho an ninh quốc phòng đã hoàn thành được bàn giao và đưa vào sử dụng thì cũng là lúc đại dịch Covid-19 bùng phát khiến các dự án tương lai của công ty đành gác lại. Không ít nhân sự quan trọng, cán bộ công nhân viên nghỉ việc để chuyển định hướng sự nghiệp khiến công ty phải dừng hoạt động.
Cuối năm 2021, khi đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát thì Trần Văn Quảng cũng không thể ngồi yên được nữa khi những khát khao được cống hiến, được sống với đam mê cháy bỏng là chế tạo tàu thuyền lại trỗi dậy.
Anh dành cả tháng để điện thoại cho từng nhân sự cũ, thuyết phục từng người cùng mình tái khởi động dự án chế tạo tàu thuyền bằng vật liệu PPC khi luôn đau đáu
Và Công ty CP Công nghệ UIC Marine đã được thành lập với bộ khung gồm những nhân sự chủ chốt, dày dạn kinh nghiệm từ nền móng cũ để tiếp tục triển khai các dự án cho an ninh quốc phòng và tiến tới là xuất khẩu ca nô tàu thuyền bằng vật liệu PPC với công nghệ chế tạo hiện đại. Bên cạnh đó, UIC còn là đại diện của nhiều hãng thiết bị hàng hải nổi tiếng trên thế giới như Raymarine, Flir, Garmin, Mase, KSK, Imnasa, GFN… đồng thời cũng là đơn vị cung cấp lắp đặt các hệ thống thiết bị hàng hải cho các tàu quân sự cỡ lớn, những giải pháp công nghệ hàng hải hiện đại nhất hiện nay.
Ngoài ứng dụng PPC vào chế tạo tàu thuyền thì vật liệu này được UIC Marine ứng dụng rộng rãi vào các sản phẩm khác như nhà nổi, phao nhựa… |
Sau gần 3 năm hoạt động, các sản phẩm ca nô, tàu thuyền bằng vật liệu PPC của UIC Marine với hàng loạt ưu điểm như: Khối lượng riêng của vật liệu PPC là 0,92g/cm3 nhẹ hơn nước nên trọng lượng thân tàu nhẹ, tàu gần như không thể bị lật hoặc chìm do thân và đáy tàu được thiết kế hai lớp vô cùng an toàn cho người và hàng hóa cùng với khả năng tiết kiệm nhiên liệu lên tới tối đa 50% cùng chi phí bảo trì, bảo dưỡng không tốn kém, thiết kế bởi các chuyên gia hàng đầu Việt Nam đã khiến UIC Marine khẳng định cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam thời hậu Covid-19.
Được biết, trong thời gian tới UIC sẽ tiếp tục sản xuất và bàn giao các xuồng tuần tra, xuồng đặc nhiệm tốc độ cao, cứu nạn cứu hộ cho các lực lượng an ninh quốc phòng trên toàn quốc.
Năm 2016, trả lời báo điện tử Đảng Cộng sản, Đại úy Phan Văn Lễ, thuyền trưởng điều khiển xuồng cao tốc MS-50 có phần vỏ bằng PPC, thuộc Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển I, từ khi nhận bàn giao xuồng vào cuối năm 2014, xuồng đã chạy được hơn 6.000 hải lý (12.000 km), nhưng chưa thấy vấn đề khó khăn nào phát sinh. “Nếu tàu vỏ sắt, mỗi tháng chúng tôi đều phải cạo gỉ sét để sơn lại, nhưng với vỏ PPC, chúng tôi tiết kiệm được hàng triệu đồng tiền mua sơn mỗi tháng”, Đại úy Phan Văn Lễ cho biết. Theo anh Trần Văn Quảng - Chủ tịch HĐQT UIC Marine chia sẻ ngoài việc tàu được chế tạo bằng vật liệu PPC có tuổi thọ sử dụng lâu dài đến 30 – 40 năm thì việc tiết kiệm nhiên liệu lên tới tối đa 40% so với tàu cùng kích thước nhưng dùng vật liệu khác cùng kiểu dáng tàu hiện đại cùng nội thất hiện đại, chuẩn EU cũng là những điều khiến tàu thuyền bằng vật liệu PPC của UIC Marine được các đối tác yêu thích lựa chọn. |