Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

(SK&MT) - Tiếp tục chương trình nghị sự, sáng 1/11, Quốc hội nghe Chính phủ trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là một đạo luật quan trọng, phức tạp, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ và ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi các chính sách quy định trong rất nhiều luật khác, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, tới tất cả các tổ chức và từng người dân.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cho biết, đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, tư liệu sản xuất cơ bản, là không gian phát triển và là nguồn lực to lớn của đất nước. Trong thời gian qua, thực hiện Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý, sử dụng đất đai đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình tổ chức thi hành Luật đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế; nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ và bền vững; việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; khiếu nại, tố cáo, vi phạm pháp luật về đất đai còn diễn biến phức tạp; suy thoái, ô nhiễm, sạt lở đất ngày càng nghiêm trọng…

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành trình Quốc hội dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Những tồn tại, bất cập nêu trên có nguyên nhân do hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, yêu cầu phát triển của đất nước; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch có liên quan chưa đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ; giá đất chưa phản ánh thực tế thị trường; việc thực hiện pháp luật về đất đai có lúc, có nơi còn chưa nghiêm...

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cho rằng, việc sửa đổi Luật Đất đai là cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Theo Phó Thủ tướng, mục đích của việc sửa đổi Luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế; giải quyết các chồng chéo, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn; tăng cường quản lý đất đai cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế... hài hòa quyền, lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.

Đồng thời, thúc đẩy thương mại hóa quyền sử dụng đất, phát triển thị trường bất động sản lành mạnh. Phát huy nguồn lực đất đai, tạo động lực để nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Thiết lập hệ thống quản lý đất đai hiện đại, minh bạch, hiệu quả gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số; phát huy dân chủ, hạn chế tình trạng khiếu kiện về đất đai.

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 245 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều; sửa đổi, bổ sung 184 điều; bổ sung mới 41 điều và bãi bỏ 8 điều. Trong đó có 11 chính sách mới, quan trọng. Cụ thể:

Thứ nhất quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của Nhà nước; quyền, nghĩa vụ của Công dân đối với đất đai. Dự thảo Luật đã hoàn thiện các chế định về quyền của Nhà nước, trách nhiệm của từng cơ quan trong quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; mục đích sử dụng đất; hạn mức sử dụng đất; thời hạn sử dụng đất; thu hồi đất, trưng dụng đất; giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; quyết định chính sách tài chính về đất đai; quy định quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất; điều tiết thị trường, điều tiết nguồn thu từ đất theo tinh thần của Nghị quyết số 18-NQ/TW. Phân cấp mạnh về thẩm quyền gắn với kiểm tra, giám sát đảm bảo quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Quy định trách nhiệm, đảm bảo của Nhà nước đối với người sử dụng đất; trong thực hiện chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bổ sung quy định về vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; quyền và nghĩa vụ của Công dân đối với đất đai.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định về các quyền của người sử dụng đất. Bên cạnh các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn, quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định hiện hành, dự thảo Luật đã bổ sung quy định quyền được thế chấp, cho thuê lại quyền thuê đất trong hợp đồng thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm, bán tài sản thuộc sở hữu gắn liền với đất; quyền và nghĩa vụ sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm, trên không; quyền tự đầu tư trên đất và các quy định về góp quyền sử dụng đất để xây dựng, chỉnh trang đô thị phục vụ lợi ích chung của cộng đồng. Bổ sung quy định người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sử dụng.

Giải quyết vướng mắc liên quan đến công nhận quyền đối với hộ gia đình, cá nhân không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận liên quan đến hộ gia đình sử dụng đất.

Thứ ba, về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Dự thảo Luật đã bổ sung hoàn thiện các quy định về nguyên tắc bảo đảm tính đặc thù, liên kết vùng; đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và phù hợp với tiềm năng đất đai nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả; hệ thống quy hoạch sử dụng đất đồng bộ ba cấp, trong đó quy hoạch sử dụng đất cấp huyện chi tiết đến từng thửa đất; nội dung quy hoạch thể hiện được chỉ tiêu, không gian sử dụng đất; xác định khu vực sử dụng đất cần bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực cần giữ ổn định, khu vực phát triển; định hướng phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, thương mại dịch vụ theo hướng tuyến công trình hạ tầng và điểm kết nối giao thông; đổi mới về phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nâng cao tính khả thi, đảm bảo khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai.

Hoàn thiện các quy định về sự tham gia của Nhân dân trong lập, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quyền của người sử dụng đất trong khu vực quy hoạch; trách nhiệm công khai thông tin, rà soát điều chỉnh hoặc hủy bỏ dự án không có khả năng thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất.

Thứ tư, về thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Dự thảo Luật đã quy định cụ thể điều kiện, tiêu chí, các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 86) và trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để công khai, minh bạch trong thực thi và giám sát.

Đa dạng các hình thức bồi thường bằng đất có cùng mục đích với đất bị thu hồi hoặc bằng tiền, bằng đất khác hoặc bằng nhà ở; giá đất bồi thường theo giá thị trường; tách bạch các khoản bồi thường, các khoản hỗ trợ; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước khi quyết định thu hồi đất.

Cụ thể hóa nguyên tắc “có chỗ ở, thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” thông qua quy định tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, địa điểm tái định cư theo thứ tự ưu tiên (tại chỗ, trên cùng địa bàn xã, phường; địa bàn tương đồng). Bổ sung, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo diện tích tái định cư tối thiểu và các cơ chế điều tiết cho người có đất bị thu hồi, hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho cộng đồng dân cư nơi có đất bị thu hồi. Hỗ trợ cho người bị hạn chế khả năng lao động khi Nhà nước thu hồi đất.

Mở rộng thành phần Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với sự tham gia của đại diện Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người có đất bị thu hồi; quy định trách nhiệm, cách thức lấy ý kiến người có đất, tài sản trên đất bị thu hồi để đảm bảo khách quan, minh bạch; tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án riêng thực hiện trước, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

Thứ năm, về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Dự thảo Luật đã quy định cụ thể các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu dự án có sử dụng đất; các trường hợp, điều kiện, tiêu chí đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất để công khai minh bạch trong tổ chức thực hiện và giám sát. Quy định cụ thể các trường hợp thuê đất trả tiền một lần, trả tiền thuê đất hàng năm. Phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng phòng hộ, đặc dụng. Hoàn thiện quy định về việc giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức tôn giáo. Bổ sung quy định để doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận đất đai.

Thứ sáu, về cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; điều tiết quan hệ giữa Nhà nước - thị trường - xã hội. Dự thảo Luật bỏ quy định khung giá đất, quy định cụ thể nguyên tắc định giá đất phù hợp với giá trị thị trường, bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, trung thực, khách quan; bảng giá đất được xây dựng định kỳ hàng năm. Đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì bảng giá đất được xây dựng theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn. Quy định các trường hợp áp dụng bảng giá đất, trong đó áp dụng bảng giá để để tính thuế thu nhập khi chuyển quyền sử dụng đất.

Mở rộng thành phần Hội đồng thẩm định giá đất với sự tham gia của đại diện Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức tư vấn, chuyên gia về giá đất để đảm bảo tính độc lập, khách quan. Phân cấp thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể phù hợp với thẩm quyền của cấp huyện trong giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích...

Hoàn thiện các quy định về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, bổ sung các trường hợp miễn, giảm theo lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư, đối tượng chính sách… Bổ sung quy định về điều tiết nguồn thu từ đất về ngân sách trung ương để hỗ trợ cho các địa phương bảo vệ đất trồng lúa, đất rừng, nguồn sinh thủy, hỗ trợ phát triển.

Thứ bảy, về phát triển quỹ đất, thị trường quyền sử dụng đất. Dự thảo Luật bổ sung 01 chương về phát triển quỹ đất với các cơ chế công khai, minh bạch, hiệu quả để Nhà nước tạo quỹ đất chủ động điều tiết cung - cầu của thị trường, đấu giá quyền sử dụng đất phát huy nguồn lực đất đai.

Phát triển thị trường quyền sử dụng đất lành mạnh, ổn định thông qua các công cụ tài chính, chính sách thuế tăng thêm đối với các dự án chậm tiến độ, không đưa đất vào sử dụng; quy định các giao dịch về quyền sử dụng đất đối với các dự án kinh doanh bất động sản thông qua sàn giao dịch; bắt buộc đăng ký giá đất, tài sản gắn liền với đất; quy định về Ngân hàng đất nông nghiệp.

Thứ tám, về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; giải quyết những tồn tại hạn chế trong quản lý đất có nguồn gốc nông, lâm trường. Mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân lên không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp; đồng thời giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể trên cơ sở điều kiện, khả năng đất đai của địa phương. Mở rộng đối tượng được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa là tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Quy định về tập trung, tích tụ đất đai, cơ chế góp quyền sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn.

Quy định cụ thể về phương án sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp, phương án giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất bàn giao cho địa phương; giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; xử lý thu hồi đất đối với các trường hợp đang cho thuê, cho mượn trái pháp luật, bị lấn, bị chiếm.

Thứ chín, quy định về quản lý, sử dụng đất đa mục đích. Dự thảo Luật đã bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng đất ở, đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất dự án du lịch có yếu tố tâm linh; đất xây dựng công trình trên không, công trình ngầm, đất hình thành từ hoạt động lấn biển; quy định về quản lý đất quốc phòng, an ninh kết hợp với kinh tế trên cơ sở tổng kết Nghị quyết số 32/2021/QH15 nhằm phát huy nguồn lực, tiềm năng đất đai, phù hợp với thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ mười, về chuyển đổi số và cải cách hành chính. Dự thảo Luật đã quy định hành lang pháp lý cho xây dựng, cập nhật, quản lý vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu đất đai quốc gia tập trung, thống nhất, đa mục tiêu và kết nối liên thông trên phạm vi cả nước. Cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền trong việc lập quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, quyết định giá đất cụ thể... Nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai, cắt giảm khâu trung gian, thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Cuối cùng, về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Dự thảo Luật đã bổ sung quy định về kiểm toán đất đai; theo dõi, đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai; kiểm tra chuyên ngành đất đai; bổ sung hình thức đối thoại, hòa giải tại Tòa án; quy định thẩm quyền cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai; quy định trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp trong chỉ đạo, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn. Hoàn thiện các cơ chế giám sát trong tổ chức thực thi chính sách, pháp luật ở từng cấp.

Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Đất đai

Thẩm tra về dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh: Ủy ban Kinh tế tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Đất đai với những lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương 5 khóa XIII (Nghị quyết 18); phát huy vai trò đặc biệt quan trọng của tài nguyên đất trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, tương thích với điều ước quốc tế. Hồ sơ dự án Luật cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh

Tuy nhiên, do đây là dự án luật phức tạp, phạm vi tác động rộng, được xã hội rất quan tâm, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề như: Tiếp tục rà soát, bảo đảm cụ thể hóa tối đa, đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết 18 cũng như các nghị quyết, kết luận khác của Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có liên quan trong lĩnh vực đất đai; bảo đảm sự phù hợp trong quy định về trường hợp thu hồi đất giữa dự thảo Luật và Hiến pháp. Rà soát sự tương thích giữa dự án Luật Đất đai (sửa đổi) với các dự án luật khác đang được Quốc hội xem xét, cho ý kiến và một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

Đối với các nội dung cụ thể, về phạm vi điều chỉnh (Điều 1), Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí bổ sung phạm vi điều chỉnh về "quyền và nghĩa vụ của công dân" và giữ nguyên đối tượng áp dụng như quy định của Luật Đất đai 2013.

Về người sử dụng đất (Điều 6), có ý kiến cho rằng dự thảo Luật chưa quy định về người sử dụng đất là cá nhân nước ngoài, cũng như việc tiếp cận đất đai có điều kiện đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Việc tiếp cận đất đai đối với người nước ngoài là vấn đề phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, Nghị quyết 18 cũng không đề cập đến nội dung về công nhận quyền sử dụng đất đối với cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cũng như không đặt ra vấn đề về tiếp cận đất đai đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động cụ thể hơn đối với nội dung này. Trường hợp cần thiết đề nghị xin ý kiến cấp có thẩm quyền trước khi quy định cụ thể trong dự thảo Luật.

Bên cạnh đó, về quyền và trách nhiệm của Nhà nước, công dân đối với đất đai, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị rà soát bảo đảm phân biệt rõ giữa quyền và trách nhiệm của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu về đất đai với quyền và nghĩa vụ của Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý, trong đó cần quan tâm đến trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; quy định rõ hơn nội hàm các quyền và cơ chế để công dân thực hiện quyền đối với đất đai.

Về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị rà soát điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Điều 57), trong đó có quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất và thời điểm có hiệu lực của việc chuyển quyền, thế chấp, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, bảo đảm phù hợp với thực tiễn và quy định của các luật có liên quan.

Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy định về tầm nhìn, căn cứ lập, mối quan hệ, vị trí của quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh (chưa được quy định trong Luật Quy hoạch) trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng và quy hoạch tỉnh phải tuân thủ các nguyên tắc quy định trong Luật Quy hoạch.

Về thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 86), Ủy ban Kinh tế đề nghị rà soát, quy định cụ thể hơn về điều kiện, tiêu chí cụ thể đối với trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; rà soát các trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 86, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết 18 và Hiến pháp, xác định rõ tính chất vì lợi ích quốc gia, công cộng để tránh lạm dụng, thu hồi đất tràn lan, không đúng bản chất, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người có đất thu hồi.

Ngoài ra, về Quỹ phát triển đất, Ủy ban Kinh tế cơ bản tán thành việc quy định về Quỹ phát triển đất trong dự thảo Luật nhằm thể chế hóa yêu cầu của Nghị quyết 18, bảo đảm khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai. Tuy nhiên, đề nghị cân nhắc quy định về nguồn tài chính của Quỹ; việc phân bổ nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hằng năm của địa phương cho Quỹ; làm rõ về các nguồn huy động khác theo quy định của pháp luật.

PV

Các tin khác

Tăng cường bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học

Tăng cường bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học

(SK&MT) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp yêu cầu đẩy mạnh công tác bảo đảm an ninh trật tự, phòng ngừa tội phạm, phòng, chống vi phạm pháp luật năm 2025.
Hà Nội: Quận Ba Đình phát động tháng hành động vì trẻ em với nhiều hoạt động thiết thực

Hà Nội: Quận Ba Đình phát động tháng hành động vì trẻ em với nhiều hoạt động thiết thực

(SK&MT) - Sáng 21/5, tại trường THCS Nguyễn Trãi (Ba Đình, Hà Nội) đã diễn ra Lễ phát động "Tháng hành động vì trẻ em" và trao giải cuộc thi đại sứ văn hóa đọc quận Ba Đình 2025 do UBND quận Ba Đình tổ chức đi kèm nhiều hoạt động ý nghĩa như khám bệnh và tư vấn phòng chống xâm hại cho trẻ.
Quốc hội rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV, bầu cử khóa mới vào 15/3/2026

Quốc hội rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV, bầu cử khóa mới vào 15/3/2026

Quốc hội quyết nghị Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.
Thủ tướng dự lễ khởi công dự án Trump International Hưng Yên

Thủ tướng dự lễ khởi công dự án Trump International Hưng Yên

Chiều 21/5, tại Hưng Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái và sân golf Khoái Châu (dự án Trump International Hưng Yên).
Bạc Liêu xây dựng huyện Phước Long thành vùng quê đáng sống

Bạc Liêu xây dựng huyện Phước Long thành vùng quê đáng sống

(SK&MT) - Sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân được xem là yếu tố cốt lõi và quan trọng nhất trong xây dựng nông thôn mới ở Bạc Liêu nói chung. Khi người dân đồng thuận, chung tay góp sức, xem việc xây dựng nông thôn mới là của chính mình, họ sẽ chủ động tham gia hiến đất, đóng góp ngày công, duy trì và bảo vệ thành quả. Để hiểu rõ hơn về những thành tựu nổi bật, mang tính bước ngoặt trong hành trình xây dựng nông thôn mới nâng cao của huyện Phước Long, phóng viên Tạp chí Sức khỏe và Môi trường đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều về vấn đề này.
Thanh Hóa: Thu giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Thanh Hóa: Thu giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

(SK&MT) - Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá vừa phát hiện, thu giữ gần 1 tạ thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu.
ĐBQH đề nghị tăng mạnh chế tài hình sự, xử nặng tội sản xuất, buôn bán hàng giả

ĐBQH đề nghị tăng mạnh chế tài hình sự, xử nặng tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(SK&MT) - Các đại biểu Quốc hội đề xuất cần có một hệ thống chế tài mạnh mẽ hơn, nghiêm khắc hơn đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, kết hợp giữa xử phạt tài chính, xử lý hình sự và các biện pháp bổ sung khác nhằm xử lý triệt để vấn nạn này.
Kiểm tra toàn diện các loại kem chống nắng trên toàn quốc

Kiểm tra toàn diện các loại kem chống nắng trên toàn quốc

(SK&MT) - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng.
Tăng cường thanh, kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường

Tăng cường thanh, kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường

(SK&MT) - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên, chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389 địa phương, Chi cục Quản lý thị trường và các ngành chức năng liên quan trên địa bàn tăng cường thanh, kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường...
Xem thêm

Đọc nhiều

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

TP. Hồ Chí Minh: Trưởng Ban Quản trị chung cư Lux Garden (quận 7) lộng hành, chèn ép cư dân

(SK&MT) - Khi thực hiện Chuyên đề “Môi trường và sức khỏe vì cộng đồng”, Tạp chí Sức khỏe và Môi trường nhận được phản ánh về việc dù chưa có quyết định công nhận là Trưởng Ban Quản trị (BQT) Chung cư Lux Garden (ĐC: 370 Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận,
Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

Vĩnh Phúc bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn dấu hiệu xuất huyết

(SK&MT) - Sáng 13/5, Cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc phát hiện, bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chế biến 22 con lợn không có nguồn gốc xuất xứ.
Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

(SK&MT) - Ngày 27/3, tại Nông trường Sông Hậu thuộc xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ đã diễn ra lễ ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu.
Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

(SK&MT) - Với định hướng chiến lược dài hạn, Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc đang không ngừng đầu tư toàn diện vào cơ sở vật chất hiện đại, mở rộng các chương trình đào tạo chuyên sâu ở các môn Toán, Văn, Anh và bậc THCS - THPT. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng triển khai chính sách hỗ trợ học phí ưu việt, chung tay cùng ngành giáo dục xây dựng môi trường giáo dục toàn diện, chất lượng cao theo phương châm “Trao tri thức - Nhận tương lai”.
Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ tập trung nâng chất xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(SK&MT) - Ngày 26/4, UBND xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ tổ chức lễ khánh thành cầu giao thông nông thôn thuộc kênh M, ấp 8.
canh bao hanh vi gia danh can bo thue co quan thue de lua dao
phong ngua chay no trong dip tet nguyen dan
ban tin tong hop so 8 thang 11 cua tap chi suc khoe moi truong
ha noi qha dong moi truong song cua nguoi dan khong duoc dam bao boi nhung cong trinh vi pham ttxd
giai phap giam thieu dot ngoai troi su dung thuoc bao ve thuc vat trong nong nghiep co hoi tu gahp
nganh thep huong toi tieu hao nguyen lieu thap
chinh thuc thong cau phao tam thay the cau phong chau phu tho
cach xu ly ve sinh moi truong sau mua bao lut
ta p chi suc khoe moi truong chia se kho khan voi dong bao chiu thiet hai do con bao yagi
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Ngày 6/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội lần thứ XIV của Đảng đã được hoàn thiện, chỉnh sửa một bước sau Hội nghị Tr
Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Sửa đổi Luật Điện lực: yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

(SK&MT) - Sau gần 20 năm triển khai thi hành và sửa đổi, bổ sung một số điều, Luật Điện lực hiện hành cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung, điện lực nói riêng, đáp
Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Chuyển đổi số báo chí: Thực trạng, thách thức và giải pháp

(SK&MT) - Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu nhưng không có công thức chung cho tất cả các cơ quan báo chí. Bởi vậy, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông cần có phương án để chỉ đạo xây dựng phù hợp trong việc chuyển đổi số, thúc đẩy nhan
Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Petrovietnam: Sẵn sàng tâm thế cho chặng đường phát triển mới

Với nguồn lực hiện có, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế và giữ vai trò trụ cột trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) có đủ năng lực và điều kiện để phát triển trở thành tập đoàn công nghiệp n
Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

Không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ với COVID-19

(SK&MT) - Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến nay ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố và không có ca tử vong. Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế sẵn sàng thu dung, cấp cứu, điều trị hiệu quả các trường
Quốc hội rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV, bầu cử khóa mới vào 15/3/2026

Quốc hội rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV, bầu cử khóa mới vào 15/3/2026

Quốc hội quyết nghị Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.
Thủ tướng dự lễ khởi công dự án Trump International Hưng Yên

Thủ tướng dự lễ khởi công dự án Trump International Hưng Yên

Chiều 21/5, tại Hưng Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái và sân golf Khoái Châu (dự án Trump International Hưng Yên).

KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

(SK&MT) - Tạp chí Sức khỏe và Môi trường trân trọng giới thiệu toàn văn Kết luận số 155-KL/TW ngày 17/5/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính từ nay đến ngày 3
“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Liên quan đến các vụ án về sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả phát điện trong thời quan qua, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng việc triển khai hậu kiểm các địa phương làm chưa nghiêm.
Dự án giao thông nghìn tỷ ở Cần Thơ gặp khó vì mặt bằng

Dự án giao thông nghìn tỷ ở Cần Thơ gặp khó vì mặt bằng

(SK&MT) - Hai dự án giao thông quan trọng của Cần Thơ là dự án xây dựng và nâng cấp mở rộng đường tỉnh 917 và dự án đường tỉnh 918 giai đoạn 2 của Cần Thơ đang đứng trước nguy cơ trễ tiến độ nghiêm trọng do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và thiếu nền
Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Lễ viếng Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ 00 phút ngày 24/5/2025 đến 7 giờ 00 phút ngày 25/5/2025.
Tăng cường bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học

Tăng cường bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học

(SK&MT) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp yêu cầu đẩy mạnh công tác bảo đảm an ninh trật tự, phòng ngừa tội phạm, phòng, chống vi phạm pháp luật năm 2025.
Thanh Hóa: Lập Tổ công tác xử lý tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại

Thanh Hóa: Lập Tổ công tác xử lý tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại

(SK&MT) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đã ban hành văn bản thành lập Tổ công tác của UBND tỉnh Thanh Hóa về đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại. hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu và hàng giả

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu và hàng giả

(SK&MT) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường chính thức phát động đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.
Thanh Hóa: Thu giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Thanh Hóa: Thu giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

(SK&MT) - Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá vừa phát hiện, thu giữ gần 1 tạ thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu.
ĐBQH đề nghị tăng mạnh chế tài hình sự, xử nặng tội sản xuất, buôn bán hàng giả

ĐBQH đề nghị tăng mạnh chế tài hình sự, xử nặng tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(SK&MT) - Các đại biểu Quốc hội đề xuất cần có một hệ thống chế tài mạnh mẽ hơn, nghiêm khắc hơn đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, kết hợp giữa xử phạt tài chính, xử lý hình sự và các biện pháp bổ sung khác nhằm xử lý triệt để vấn nạn này.
Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc: Kiến tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai

(SK&MT) - Với định hướng chiến lược dài hạn, Trung tâm Phát triển giáo dục Việt An Vĩnh Phúc đang không ngừng đầu tư toàn diện vào cơ sở vật chất hiện đại, mở rộng các chương trình đào tạo chuyên sâu ở các môn Toán, Văn, Anh và bậc THCS - THPT. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng triển khai chính sách hỗ trợ học phí ưu việt, chung tay cùng ngành giáo dục xây dựng môi trường giáo dục toàn diện, chất lượng cao theo phương châm “Trao tri thức - Nhận tương lai”.
Science Fair 2025 – Trải nghiệm bổ ích tại “Disneyland khoa học” của Amser

Science Fair 2025 – Trải nghiệm bổ ích tại “Disneyland khoa học” của Amser

(SK&MT) - Science Fair (SF) là hội chợ khoa học phi lợi nhuận được tổ chức thường niên bởi Society of Open Science - CLB Khoa học lớn nhất trực thuộc trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Qua 8 mùa sự kiện, hội chợ đã trở thành điểm đến quen thuộc của cộ
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo về dạy thêm, học thêm

Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo về dạy thêm, học thêm

(SK&MT) - Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Yên Bái, Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái đã ban hành công văn chỉ đạo các phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện Thông tư số 29.
Phú Thọ chỉ đạo về việc dạy thêm, học thêm mới nhất sau Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phú Thọ chỉ đạo về việc dạy thêm, học thêm mới nhất sau Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

(SK&MT) - UBND tỉnh Phú Thọ vừa ban hành văn bản về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.

Nổi bật

Gần 200 đại biểu  dự  hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

Gần 200 đại biểu dự hội thảo "Từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng bệnh viện thông minh"

(SK&MT) - Sáng 23/5/2025, tại Nha Trang, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Khánh Hoà tổ chức hội thảo từ ý tưởng đến thực tiễn xây dựng BV thông minh.
“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

“Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế phải đấu tranh quyết liệt và nghiêm khắc”

Liên quan đến các vụ án về sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả phát điện trong thời quan qua, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng việc triển khai hậu kiểm các địa phương làm chưa nghiêm.
Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

(SK&MT) - Sáng 21/5, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long có cuộc làm việc với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan về dự thảo các nghị định quy định phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước và phân quyền của chính quyền địa phương theo mô hình tổ
Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm sinh học

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm sinh học

(SK&MT) - Từ ngày 17 đến 22/5, Đoàn công tác Bộ Y tế Việt Nam do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên dẫn đầu, đã thăm và làm việc tại Cuba, nhằm tăng cường hợp tác chuyên ngành, đặc biệt trong lĩnh vực dược phẩm sinh học.
Thanh Hóa: Lập Tổ công tác xử lý tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại

Thanh Hóa: Lập Tổ công tác xử lý tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại

(SK&MT) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đã ban hành văn bản thành lập Tổ công tác của UBND tỉnh Thanh Hóa về đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại. hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

Dự kiến sẽ có khoảng 60 bệnh nhân được thăm khám trong Chương trình phẫu thuật từ thiện, các bệnh nhân đủ điều kiện sức khỏe sẽ được phẫu thuật trong đợt 1 này.
TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

(SK&MT) - Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung trọng tâm trong cải cách hành chính, vừa có ý nghĩa trong tổ chức hoạt động hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nước, vừa tạo cơ hội cho hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế – xã hội.
Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

(SK&MT) - Bệnh viện C Thái Nguyên là một trong những bệnh viện uy tín cung cấp các dịch vụ Đa khoa khu vực Thái Nguyên. Kể từ khi thành lập đến nay, trải qua 32 năm phát triển và trưởng thành, Bệnh viện không ngừng phát triển lớn mạnh về quy mô cũng như làm chủ nhiều kỹ thuật chuyên sâu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

(SKMT) - Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (tiền thân là Viện Điều dưỡng Khu tự trị Việt Bắc) được thành lập ngày 12/10/1955. Qua hơn sáu thập kỷ xây dựng và phát triển, với sự đổi mới về cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật, nay đã trở thành một bệnh viện lớn của tỉnh.
Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

(SK&MT) - Là bệnh viện công lập Hạng 3 tại tỉnh Thái Nguyên, TTYT thị xã Phổ Yên luôn đảm bảo chuyên môn và hạ tầng để đảm nhận chức năng thăm khám tại địa phương. Đồng thời, liên tục nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng khám chữa bệnh, phấn đấu đạt các tiêu chí Trạm đạt chuẩn Quốc gia về Y tế xã, để người dân luôn an tâm khi tới đây khám và điều trị.
Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

(SK&MT) - Ngay từ ngày đầu thành lập (31/12/1965), Bệnh viện A Thái Nguyên luôn định hướng rõ sứ mệnh là chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn và phục vụ kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày đó. Trong chặng đường hơn 50 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ thầy thuốc của bệnh viện đã luôn nỗ lực rèn luyện, cống hiến hết mình cho sứ mệnh cao cả ấy, làm nên thành tích chung của ngành Y tế Thái Nguyên, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

(SK&MT) - Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ (TTYT huyện Đồng Hỷ) là bệnh viện công lập hạng III trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên. Những năm qua, TTYT huyện Đồng Hỷ đã không ngừng nỗ lực thực hiện tốt vai trò phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng và thực hiện tốt tiêu chí cơ sở y tế “Xanh – Sạch – Đẹp”.
Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

(SK&MT) - Nằm ở một huyện vùng núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Bắc Kạn, thế nhưng trong những năm qua, tập thể cán bộ, thầy thuốc, y bác sĩ tại Trung tâm Y tế Chợ Đồn luôn phát huy tinh thần vượt khó, đoàn kết một lòng, từng bước xây dựng đơn vị ngày càng trở thành địa chỉ tin cậy trong công tác khám chữa bệnh của người dân đồng bào dân tộc miền núi tại địa phương.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn: Địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của người dân

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn: Địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của người dân

(SK&MT) - Những năm gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã không ngừng chú trọng áp dụng công nghệ tiên tiến để triển khai nhiều kỹ thuật mới trong công tác chuyên môn, điều này đã giúp người bệnh, nhất là bệnh nhân nghèo được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại địa phương mà không phải di chuyển lên các bệnh viện tuyến trên.
Giao diện di động