COP27: Nâng công suất điện gió ngoài khơi lên 380GW
Liên minh do Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), Đan Mạch và Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu khởi xướng hồi tháng 10/2022, nhằm tập hợp các Chính phủ, khu vực tư nhân, các tổ chức quốc tế và các bên liên quan khác để đẩy nhanh việc triển khai điện gió ngoài khơi. 9 quốc gia bao gồm Bỉ, Colombia, Đức, Ireland, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Anh, Mỹ tham gia GOWA đã đồng ý cùng nhau hợp tác để thúc đẩy các tham vọng quốc gia, khu vực và toàn cầu và xóa bỏ các rào cản đối với việc triển khai điện gió ngoài khơi tại các thị trường.
Cánh đồng điện gió ngoài khơi.
Các chuyên gia nhận định, điện gió ngoài khơi có thể được triển khai ở quy mô lớn, trong khung thời gian ngắn với chi phí cạnh tranh. Những điều kiện này cho thấy, đây là giải pháp phù hợp để đẩy nhanh tốc độ đạt được các mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo. Công suất điện gió ngoài khơi toàn cầu hiện mới chỉ đạt 60 GW. Cả IRENA và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đều kỳ vọng con số này sẽ vượt quá 2.000 GW vào năm 2050, nhằm hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1,5 độ và đạt được mức phát thải ròng bằng 0.
IRENA và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đều kỳ vọng rằng công suất điện gió ngoài khơi sẽ cần vượt quá 2000GW vào năm 2050, từ mức chỉ hơn 60GW hiện nay, để hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1,5 độ và đạt được mức phát thải ròng bằng không. Để đạt được mục tiêu này, GOWA sẽ đặt mục tiêu góp phần thúc đẩy tăng trưởng để đạt tổng công suất lắp đặt ít nhất 380GW vào cuối năm 2030.
Tinne Van der Straeten, Bộ trưởng Năng lượng Bỉ cho biết, Bỉ là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi và đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng với công suất điện gió ngoài khơi tăng gấp bốn lần vào năm 2040 ở Biển Bắc của Bỉ.
Còn Irene Velez Torres, Bộ trưởng Năng lượng Colombianói, Liên minh điện gió ngoài khơi toàn cầu phù hợp với các ưu tiên của Colombia.
“Với sự bổ sung của chúng tôi, chúng tôi muốn thông báo rằng Colombia ngày nay là một cường quốc toàn cầu về sự sống và cam kết không chỉ đối với quá trình chuyển đổi năng lượng mà còn sự chuyển đổi của xã hội thông qua việc kết hợp các nguồn năng lượng tái tạo phi thông thường vào hệ thống năng lượng của chúng ta", ông Irene Velez Torresnhấn mạnh.
Các chuyên gia của các tổ chức năng lượng quốc tế đều đánh giá cao lợi ích và thế mạnh của của điện gió ngoài khơi. Cho rằng, Liên minh này ra đời để tạo động lực chính trị và thúc đẩy hành động bằng cách chia sẻ các phương pháp hay nhất để đảm bảo một nguồn điện hiệu quả, tiết kiệm chi phí và công bằng chuyển tiếp sang điện gió ngoài khơi.
“Điện gió ngoài khơi là công nghệ thiết thực nhất, sẵn có cho nhiều quốc gia để thu hẹp khoảng cách này. Nhưng tình hình không phải là vô vọng. GWEC ước tính rằng các mục tiêu được các chính phủ công bố hiện tại về điện gió ngoài khơi sẽ nâng công suất lắp đặt lên 370GW - gần với mục tiêu 380GW - vào cuối năm 2030. Nhưng tất cả chúng ta sẽ phải nỗ lực hết sức và làm việc cùng nhau nếu chúng ta muốn biến các mục tiêu này thành hiện thực”, Ben Backwell, Giám đốc điều hành, Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu nói.
VĂN TUYỀN