COP29 và những cam kết cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính
Na Uy cam kết tài trợ 740 triệu USD cho mục tiêu giảm khí thải nhà kính |
Ngày 19/11, Chính phủ Na Uy thông báo nước này đã cam kết tài trợ 740 triệu USD theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nhằm thúc đẩy việc hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời đẩy mạnh phát triển xanh tại các nước đang phát triển.
Theo Sáng kiến Giảm phát thải toàn cầu Na Uy (NOGER) được công bố tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở thủ đô Baku của Azerbaijan, Na Uy sẽ tài trợ cho các dự án về năng lượng tái tạo và loại bỏ trợ giá nhiên liệu hóa thạch, kết hợp với thu hút đầu tư tư nhân.
Ngoài ra, quốc gia Bắc Âu này cũng đã ký một số thỏa thuận liên quan với Benin, Jordan, Senegal và Zambia.
Trước đó, Quốc hội Na Uy đã thông qua nguồn tài trợ cho sáng kiến trên trong ngân sách nhà nước năm 2024, đồng thời đề ra các kế hoạch tiếp tục thực hiện sáng kiến này vào năm 2025. Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store khẳng định: "Những nỗ lực này sẽ giúp chúng ta đạt được các mục tiêu về nhiệt độ đề ra trong Hiệp định Paris về biến đối khí hậu".
Sáng kiến NOGER yêu cầu các hoạt động cắt giảm khí thải nhà kính phải được thực hiện độc lập và hiệu quả. Na Uy chỉ tài trợ cho việc giảm khí thải khi có sự xác nhận của bên thứ ba.
Để tăng cường sáng kiến này, Na Uy sẽ hợp tác với Viện Phát triển Xanh toàn cầu thành lập quỹ mới trị giá 100 triệu USD chịu trách nhiệm thực hiện công tác giám sát. Ngoài ra, nước này cũng đã lên kế hoạch hợp tác với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) về vấn đề trên vào năm 2025./.
Tại COP29, 25 quốc gia đã cam kết không xây dựng thêm nhà máy điện than nếu không có biện pháp kiểm soát khí thải, nhằm đẩy nhanh quá trình loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm này. |
Tại COP29, 25 quốc gia đã cam kết không xây dựng thêm nhà máy điện than nếu không có biện pháp kiểm soát khí thải, nhằm đẩy nhanh quá trình loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm này. |
Tại COP29, 25 quốc gia đã cam kết không xây dựng thêm nhà máy điện than nếu không có biện pháp kiểm soát khí thải, nhằm đẩy nhanh quá trình loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm này.
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
Cam kết yêu cầu các quốc gia đệ trình các kế hoạch khí hậu quốc gia vào đầu năm tới, trong đó xác nhận rằng họ sẽ không xây dựng nhà máy điện than mới mà không có biện pháp giảm khí thải, như công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon.
Tuy nhiên, bản cam kết không yêu cầu các quốc gia phải ngừng khai thác hoặc xuất khẩu than - nguồn nhiên liệu tạo ra khí thải carbon làm nóng hành tinh nhiều hơn cả dầu khí và là yếu tố chính gây ra biến đổi khí hậu.
Nhiều quốc gia sản xuất điện than lớn nhất thế giới - bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ - đã không ký vào "lời kêu gọi hành động" được đưa ra tại COP29.
Đặc phái viên về khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Wopke Hoekstra, người đã ký vào sáng kiến này, cho biết điện than vẫn đang được phát triển mạnh mẽ mặc dù đã có cam kết lịch sử tại COP năm ngoái về việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất năng lượng.
Ông Hoekstra nhấn mạnh: "Cam kết loại bỏ nhiên liệu hóa thạch cần được cụ thể hóa thành những hành động thực tế."
Cũng tại COP29, các quốc gia giàu có đã được kêu gọi cam kết tài trợ lên tới 900 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ các quốc gia nghèo hơn đối phó với biến đổi khí hậu.
Các quốc gia phát triển, vốn ít chịu trách nhiệm về khí thải, được yêu cầu hỗ trợ tài chính cho các quốc gia đang phát triển để thực hiện quá trình chuyển đổi xanh.
Một số quốc gia đang phát triển đã yêu cầu khoản tài trợ lên tới 1.300 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, các quốc gia giàu có nhấn mạnh rằng cam kết này cần phải bao gồm các khoản vay và sự đóng góp từ khu vực tư nhân.
Ngoài ra, họ cũng kêu gọi Trung Quốc và Saudi Arabia, là những nền kinh tế lớn nhưng vẫn được xếp vào nhóm các quốc gia đang phát triển, đóng góp tài chính.
Bộ trưởng Khí hậu Australia, Chris Bowen, cho biết ba mức tài trợ được đề xuất là 440 tỷ USD, 600 tỷ USD và 900 tỷ USD.
Tuy nhiên, các quốc gia đang phát triển yêu cầu rằng các khoản tài trợ này không nên bao gồm các khoản vay, và cần phải có tính thực tế và có ý nghĩa.
Trưởng đoàn đàm phán của Azerbaijan, ông Yalchin Rafiyev, đã kêu gọi đẩy nhanh các cuộc thảo luận để đạt được một thỏa thuận khả thi tại COP29./.