Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt
Thời tiết cực đoan. Dịch cúm lợn. Giá năng lượng tăng cao. Thiếu hụt lao động. Gián đoạn chuỗi cung ứng vì dịch COVID-19. Tất cả các yếu tố trên đã đẩy giá thực phẩm lên mức cao nhất thập kỷ.
Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), giá lương thực thế giới tháng 10 chạm mức cao nhất kể từ năm 2011. Chỉ số này đã tăng 3% so với tháng 9 và 31,3% so với cùng kỳ năm năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu là do dầu thực vật và ngũ cốc bị đắt hơn do tình trạng giảm năng suất ở các nước xuất khẩu lớn như Canada, Nga, Mỹ và Malaysia.
Các nền kinh tế mới nổi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với việc Nam Mỹ cũng như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang trải qua lạm phát giá lương thực ở mức hai con số, nhưng ngay cả các quốc gia giàu nhất Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng đang có mức tăng giá cả trung bình 4,5%.
Ở châu Á, nhiều nền kinh tế đã tránh được điều kịch bản xấu nhất. Nhưng tính chất đa dạng của các nền kinh tế tại khu vực này - trải dài từ Singapore và Hong Kong phát triển đến Malaysia có thu nhập trung bình cao, Ấn Độ và Philippines đang phát triển - đồng nghĩa rằng mỗi nền kinh tế bị ảnh hưởng theo một cách riêng.
Ở một số nơi giàu có, các dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng đang buộc chặt hầu bao hoặc các quầy thực phẩm từ thiện ghi nhận lượng khách tăng lên. Ở một số nơi nghèo nhất, mọi người dùng dầu thắp đèn để xào nấu, và giá một chiếc bánh pizza loại xịn có thể nuôi sống 150 người.
Các số liệu của Chính phủ Singapore cho thấy lạm phát lương thực đã tăng 1,6% trong tháng 9, so với mức 1,5% một tháng trước đó. Nhưng một số mặt hàng thực phẩm đã vượt xa con số này. Ví dụ, một cân nho có giá khoảng 8,12 USD vào tháng 6 nhưng đã lên đến 11,58 USD vào tháng 9. Một cân rau bina đắt hơn khoảng 15% so với cùng giai đoạn trên.
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng xuất phát từ đại dịch và lũ lụt ở Trung Quốc, Ấn Độ đã ảnh hưởng đến sản lượng rau, củ, đồng thời khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Các yếu tố khác như nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng khi các nước phục hồi sau đại dịch cũng đóng một vai trò nào đó.
Không chỉ riêng Singapore, tại Đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc, các nhà phân phối thực phẩm, cửa hàng ăn uống đều cảm thấy sức ép. Tháng 9 vừa qua, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh McDonald’s ở Hong Kong thông báo với khách hàng rằng có thể dừng phục vụ món cánh gà chiên giòn vì khó khăn trong khâu vận chuyển. Các nhà cung cấp khác cũng cảnh báo sẽ tăng giá bột, trái cây, rau và sản phẩm từ sữa, rượu, bia. Với tỷ lệ lạm phát chung của thành phố đạt 1,4% trong tháng 9 và chỉ số giá tiêu dùng ở mức 1,6%, chính quyền Hong Kong báo động giá cả tăng cao là mối đe dọa đối với sự phục hồi kinh tế của thành phố.
Các tổ chức phi lợi nhuận ở Singapore cảnh báo những người bị mất việc do dịch COVID-19 đang đặc biệt dễ bị tổn thương bởi lạm phát và giá cả phi mã.
Lạm phát thực phẩm ở Ấn Độ đã ổn định từ 3,11% trong tháng 8 còn 0,68% vào tháng 9 nhưng bù mức lạm phát cao ngất trời ở tất cả các loại dầu ăn, sau khi tăng giá trị hơn 35%. Các món ăn Ấn Độ hầu như không thể thiếu hành tây và cà chua nhưng giá của chúng cùng với các loại rau khác đều tăng lên. Đối với nhiều người dân bình thường ở Ấn Độ, thậm chí cả các gia đình trung lưu, hóa đơn thực phẩm chiếm phần lớn chi tiêu của gia đình.
Tại thủ đô Manila của Philippines một bánh pizza 18 inch của một chuỗi đồ ăn nổi tiếng có giá bán là 1.000 peso (hơn 300.000 đồng) đủ để 5 người ăn nhẹ. Nhưng cùng số tiền đó lại có thể mua thức ăn cho 150 người khác.
Theo giám sát của Bộ Nông nghiệp Philippines, giá thịt ba chỉ lợn đã tăng 61% từ 260 peso/kg hồi tháng 6 năm ngoái lên 420 peso vào tháng 4 năm nay.
Tổ chức Ibon Foundation ước tính rằng 17,3 triệu người Philippines, bao gồm 70% hộ gia đình nghèo nhất đã mất trung bình 32.000 peso thu nhập trong đại dịch. Giá lương thực tăng cao, thu nhập giảm và tiền tiết kiệm cạn kiệt đồng nghĩa với việc nhiều người Philippines có kinh tế hạn hẹp sẽ bị đói.
C.Nguyễn
Các tin khác

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Căn bệnh bí ẩn nhất trong lịch sử y học thế giới

Vì sao Châu Phi ít bị Covid hoành hành

Số ca tử vong vì Covid tại Mỹ trong năm 2021 đã vượt cả năm 2020

Bí ẩn về sự biến mất của chủng Delta ở Nhật: Có thể virus đã 'tự tuyệt chủng'

Covid-19: Người nhiễm đã tiêm và người nhiễm chưa tiêm lây bệnh cho người khác ra sao?

Các điểm chính của hiệp ước khí hậu Glasgow là gì?

Covid-19 lan ra 2/3 Trung Quốc
Đọc nhiều

Maxfill Nano - Phương pháp làm đầy hốc hác an toàn dưới góc nhìn của của Bác sĩ chuyên khoa I da liễu Nguyễn Anh Tuấn

Lô hàng đầu tiên nước yến Sanvinest được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

BVĐK tỉnh Khánh Hoà: Khen thưởng đột xuất cho nhân viên nhặt được tài sản và trao trả lại cho người mất

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường THPT Trương Định

Trường THPT Trương Định tự hào chặng đường 50 phát triển
Multimedia
E-magazine Inforgraphic Video

Chính thức vận hành Nhà máy điện rác đầu tiên tại Bắc Ninh

Lạc Hiệp Hòa cây hoa màu chủ lực để phát triển kinh tế địa phương

Dưa ở Gia Viễn – Ninh Bình đặc sản của vùng đất “sinh vương, sinh thánh”

Trà hoa vàng Cúc Phương cây dược liệu quý của huyện Nho Quan

Quảng bá sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường ra thị trường quốc tế

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Vĩnh Phúc về những giải pháp phát triển kinh tế

Huyện Tiên Du, Bắc Ninh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022
Imgs
Thủ tướng: Đưa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước
Imgs
Hậu Lộc (Thanh Hóa): Những bất cập việc giao khoán hàng nghìn m2 đất nuôi trồng thủy sản

Họp mặt kỷ niệm 55 năm trận đánh suối Mạch Máng (Bình Dương)

Ngài Budiarsa Sastrawinata trở thành Chủ tịch FIABCI

Từ sau 10/9, Đan Mạch không coi Covid-19 là mối nguy cơ nghiêm trọng đối với xã hội

Cảnh báo những biến thể mới của SARS-CoV-2

Vũ Hán dậy sóng vì Covid-19 trở lại

Tóc có thể tái chế một cách ngạc nhiên!

Biến đổi khí hậu đang “ngoài tầm kiểm soát” sau tuần nóng nhất được ghi nhận

Cần tăng tốc ứng phó với biến đổi khí hậu

New Mexico (Mỹ): Cháy rừng khiến hàng nghìn người di tán

Cụ ông 80 tuổi được cứu sống do các cục máu đông làm tắc động mạch

Sau đại dịch gia lương thực tăng vọt

WHO: Châu Âu đối mặt với “mùa đông thách thức”

Vì sao Ấn Độ có ít nguy cơ bị tàn phá bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3?

Sản lượng điện của Đông Nam Á đã tăng gấp 3 lần trong 2 thập kỷ

Hàng nghìn người sơ tán do Siêu bão Hinnamnor tại Hàn Quốc

Nước ngầm đang bị sử dụng quá mức, ô nhiễm và lãng quên

Thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi: Cụ thể hóa cam kết tại COP26
Nổi bật

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa được “Vinh danh bệnh viện hoàn thành chương trình PRIME”

"Thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun

Hanoi Half Marathon 2023 - Chạy vì rùa

Công ty cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc: Sản xuất kinh doanh gắn với trách nhiệm vì cộng đồng

Diễn đàn logistics chuyển đổi số đồng bằng sông Cửu Long

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
