Đại học Bách Khoa Hà Nội sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo thúc đẩy nông nghiệp bền vững
![]() |
Từ trái sang: PGS. Lý Bích Thủy, PGS. Văn Diệu Anh, PGS. Nguyễn Phi Lê |
Tên đầy đủ của dự án là “Canh tác carbon chủ động ứng dụng trí tuệ nhân tạo và bản sao số để phát triển nông nghiệp bền vững tại tỉnh Thanh Hóa”, là 1 trong 3 dự án nông nghiệp tiên tiến được Chính phủ Australia cùng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam tài trợ nhằm áp dụng các công nghệ tiên tiến có khả năng nâng cao năng suất nông nghiệp và thúc đẩy các thực hành nông nghiệp bền vững tại Việt Nam, hướng tới tầm nhìn phát thải ròng bằng 0.
Chuyên gia CNTT và Môi trường Bách khoa thực địa ruộng đồng
Ba cô giáo tài năng của Đại học Bách khoa Hà Nội: PGS. Nguyễn Phi Lê - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo (BKAI), Giảng viên Khoa Khoa học Máy tính, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông và PGS. Lý Bích Thủy, PGS. Văn Diệu Anh - cùng là giảng viên Khoa Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Hóa và Khoa học sự sống - là thành viên trụ cột của dự án. Ngoài ra còn có các thầy/cô giáo, các nhà khoa học từ các đơn vị trong ĐH, các sinh viên hai Trường tham gia dự án lớn này.
![]() |
Giảng viên, sinh viên Bách khoa Hà Nội khảo sát, thu thập dữ liệu tại tỉnh Thanh Hoá |
Cách đây hơn 1 năm, PGS. Lý Bích Thủy, PGS. Văn Diệu Anh, nhóm nghiên cứu của PGS. Nguyễn Phi Lê và nhóm nghiên cứu ĐH Griffith đã cùng bàn thảo, xây dựng các ý tưởng của đề tài nghiên cứu, viết các đề xuất. Các nhà khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội và ĐH Griffith đã cho ra một sản phẩm mẫu - một giải pháp đã được thử nghiệm trong thực tế nông nghiệp tại Thanh Hóa - địa phương có diện tích rộng, thuận lợi phát triển nông nghiệp, nhưng có những khó khăn chung của toàn ngành nông nghiệp Việt Nam như: Chịu áp lực lớn do dân số tăng nhanh và những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu: Các hình thái thời tiết khó lường, độ phì nhiêu của đất giảm và phát thải khí nhà kính tăng; Áp dụng các phương pháp nông nghiệp chưa hiệu quả và thiếu bền vững; Thiếu tích hợp công nghệ tiên tiến, dữ liệu không đầy đủ để đưa ra quyết định và chi phí cao do quản lý dữ liệu theo kiểu thủ công.
PGS. Phi Lê chính là người kết nối để dự án triển khai tại quê hương cô - tỉnh Thanh Hóa. Biết được ý tưởng của nhà khoa học xứ Thanh, lãnh đạo Tỉnh rất ủng hộ, tạo điều kiện để nhóm nghiên cứu hoàn thành các thủ tục của dự án.
Để khảo sát thông tin, xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, PGS. Văn Diệu Anh cùng các sinh viên điều tra, khảo sát hiện trường. Còn PGS. Nguyễn Phi Lê có nhiệm vụ xử lý dữ liệu (có thể ngồi nhà), nhưng theo lời kể của PGS. Văn Diệu Anh: “Cô Lê “chạy” suốt!”.
Chuyên gia CNTT Bách khoa Hà Nội cho rằng: Muốn làm tốt thì phải hiểu nghiệp vụ thực tiễn. Dù hiện tại có công nghệ thu thập dữ liệu nhưng đâu đó vẫn có sai sót cần phải hiệu chỉnh, lúc đó, những dữ liệu thu thập tại hiện trường là rất cần thiết.
Những chuyến đi thực địa, làm việc với các đồng nghiệp ngành Môi trường đã giúp cô Phi Lê hiểu bài toán môi trường sâu sắc hơn, biết thêm kiến thức chuyên ngành mình ứng dụng AI. “Trước khi làm việc với chị Bích Thủy, chị Diệu Anh, tôi chỉ biết nói là phát thải bụi mịn, không biết nguồn gây ra nó là gì. Giờ tôi đã biết các nguồn phát thải bụi mịn, biết công thức, đầu vào để tính phát thải từ các nguồn này.” – PGS. Nguyễn Phi Lê chia sẻ.
![]() |
Giảng viên, sinh viên Bách khoa Hà Nội khảo sát, thu thập dữ liệu tại tỉnh Thanh Hoá |
Còn cô Văn Diệu Anh, cô Lý Bích Thủy và các sinh viên khoa Khoa học Công nghệ và Môi trường khi kết hợp làm việc với các chuyên gia CNTT đã rất vui mừng khi thấy bài toán về môi trường được giải quyết một cách tròn trịa và trọn vẹn. “Khi kết hợp bài toán môi trường với AI, các thông số, quy luật và các mối quan hệ sẽ giải quyết bài toán môi trường một cách đa chiều” – PGS. Văn Diệu Anh nhận định.
1 hệ thống, 3 mục tiêu
Các nhà khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội và ĐH Griffith đã xây dựng được một hệ thống hướng tới 3 mục tiêu:
1. Giúp việc thu thập các dữ liệu, tính toán các chỉ số phát thải và hấp thụ khí gây ra hiệu ứng nhà kính dễ dàng hơn. Giúp thuận lợi trong quản lý và theo dõi phát thải khí nhà kính tại địa phương;
2. Đưa ra những hướng dẫn thực hành giảm phát thải khí nhà kính, khuyến cáo người nông dân.
3. Mô phỏng các ảnh hưởng của các phương thức canh tác nông nghiệp đến phát thải và hấp thụ các khí gây ra hiệu ứng nhà kính.
Nhóm nghiên cứu liên ngành của Đại học Bách khoa Hà Nội đã xây dựng một trang web giúp quản lý dữ liệu về hấp thụ và phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính từ hoạt động nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá. Kế hoạch tiếp theo là thu thập dữ liệu một số module và ứng dụng AI để mô phỏng các quá trình hấp thụ, phát thải khí nhà kính, từ đó đánh giá hiệu quả của các chính sách/thực hành giảm phát.
![]() |
3 giảng viên duyên dáng ĐHBK Hà Nội cùng các sinh viên tham gia dự án nghiên cứu |
PGS. Lý Bích Thủy, PGS. Văn Diệu Anh, PGS. Nguyễn Phi Lê cùng các chuyên gia và ĐH Griffith kỳ vọng, sau dự án sẽ xây dựng một hệ thống toàn diện để định lượng phát thải và hấp thụ khí nhà kính, kết hợp đào tạo chuyên sâu về thiết bị và hệ thống bản sao số. Phản hồi thường xuyên từ người dùng sẽ giúp hệ thống được cải tiến liên tục, cho phép các bên liên quan sử dụng công nghệ này một cách hiệu quả.
Nền tảng do các nhà khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội góp phần xây dựng sẽ là bước đệm quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động nông nghiệp, nâng cao khả năng lưu giữ carbon và tạo cơ hội thu nhập mới thông qua tín chỉ carbon được xác minh nhờ công nghệ AI. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu của Việt Nam về phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng thị trường carbon vào năm 2028, qua đó góp phần thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
ĐIỂM ĐẶC BIỆT CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU BÁCH KHOA HÀ NỘI PGS. Nguyễn Phi Lê và PGS. Lý Bích Thủy, PGS. Văn Diệu Anh rất tự hào về thành viên nhóm nghiên cứu Đại học Bách khoa Hà Nội đa số là nữ! Đây cũng là điểm đặc biệt để Chính phủ Australia dành mối quan tâm đặc biệt đến dự án của Bách khoa Hà Nội. Bên cạnh việc nghiên cứu, thông qua dự án, ba nhà khoa học duyên dáng Bách khoa Hà Nội còn rất chú trọng đào tạo sinh viên các kiến thức, kỹ năng, để các sinh viên (đặc biệt là sinh viên nữ) có môi trường và điều kiện triển khai các cái kiến thức đã học trong thực tiễn; kết nối sinh viên các ngành học khác nhau; khơi niềm đam mê NCKH. |
Bài viết nằm trong dự án “Nâng cao nhận thức, năng lực sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh cho cộng đồng nữ trí thức Việt Nam” thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030" do Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ và Khởi nghiệp thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam chủ trì |
Các tin khác

Nhận diện nông nghiệp hữu cơ dưới góc nhìn sở hữu trí tuệ

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Xác lập quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước và nước ngoài

Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị tài sản trí tuệ

Khai thác, sử dụng thông tin sáng chế phục vụ hoạt động nghiên cứu

Tập huấn nâng cao nhận thức cho nữ doanh nhân về sở hữu trí tuệ

Tập huấn nâng cao nhận thức cho các nhà khoa học nữ về sở hữu trí tuệ

Hoạt động sở hữu trí tuệ ở Việt Nam sau khi tham gia WTO
Đọc nhiều

Bệnh viện Quân y 121, Quân khu 9 gặp mặt các cơ quan báo chí nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới

Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9): Miễn tiền công khám bệnh và một phần chi phí xét nghiệm

Quảng Hưng (Quảng Bình): Lợi dụng xây dựng nghĩa trang để khai thác khoáng sản trái phép - Thủ đoạn tinh vi gây nguy hại môi trường

TP. Hồ Chí Minh: Sức khỏe tinh thần cư dân bất ổn sau sự việc bầu Ban quản trị Chung cư Lux Garden - quận 7

Thu giữ 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Văn Giang, Hưng Yên: Chùa cổ Dương Hòa với khát vọng trùng tu

Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nam Nô: Di sản thiên nhiên xuyên biên giới đầu tiên của Việt Nam và Lào

Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt công tác quản lý giám định pháp y và bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Lâm Đồng bứt phá kinh tế từ công nghệ cao

Bay khắp thế giới với ưu đãi “Ngày Hạng Thương Gia” cùng Vietjet vào ngày 2 và 20 hàng tháng

Vietjet khai trương loạt đường bay thẳng đầu tiên kết nối Việt Nam – Nga

Nốt “thăng” trong dòng chảy lịch sử vương triều

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Báo động tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em gái

WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm

Bác sĩ Trần Nguyên Giáp: Chuyện “dính phốt” của một người quá mát tay trong ngành thẩm mỹ

Hành trình 13 năm xây dựng thương hiệu Thẩm mỹ Vũ Quang

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng: “Kiến tạo nụ cười, mang đến hạnh phúc”

Thực hư tin đồn phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo?

ENTECH HANOI 2025 hứa hẹn các giải pháp xanh và thông minh

Thông qua Luật Công nghiệp Công nghệ số: Tăng tốc 'Make in Vietnam', vươn ra toàn cầu

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Bước chuyển lớn cho hành trình nghiên cứu khoa học

Cô gái Khmer tiên phong đưa đường thốt nốt An Giang xuất ngoại
Nổi bật

Quản lý chặt bệnh nhân bệnh tâm thần, bảo đảm giám định khách quan, minh bạch

Thu giữ 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Bệnh viện 22-12 đã nội soi và lấy ra 3 dị vật nằm trong đại tràng của bệnh nhân hơn 1 năm

Văn Giang, Hưng Yên: Chùa cổ Dương Hòa với khát vọng trùng tu

Xã Trường Phú (Quảng Trị): Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường sau sáp nhập

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
