Một cô giáo – nhà khoa học dịu dàng như nước
Tình người ấm áp
![]() |
Niềm vui của TS. Trần Thị Minh Kiều (giữa) và các đồng nghiệp trong Lễ tốt nghiệp năm 2024, chứng kiến học trò trưởng thành, tốt nghiệp ra trường |
TS. Trần Thị Minh Kiều bén duyên với một chàng trai miền Bắc khi cả hai du học theo diện Học bổng Chính phủ Úc. Tốt nghiệp, chị Kiều trở về Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM công tác và nên duyên cùng “mối tình nước Úc”! Thời gian đầu, anh chị như “vợ chồng Ngâu” vì chồng Bắc, vợ Nam. Sau chị quyết định theo chồng ra Bắc, tiếp tục học cao học và làm tiến sĩ tại Hàn Quốc.
Năm 2012, tân TS. Trần Thị Minh Kiều về Việt Nam, xin chuyển việc đến ĐHBK Hà Nội. Chị gắn bó với Khoa (trước là Viện) Dệt May - Da giầy và Thời trang, Trường Vật liệu từ đó đến nay.
Năm 2015, chị Kiều được tín nhiệm bầu làm Phó Viện trưởng Viện Dệt may - Da giầy và Thời trang. Nhớ lại thời gian này, chị Kiều không kể về khó khăn, vất vả, tâm huyết chị dành cho công việc mà kể về tình người Bách khoa ấm áp - những thầy cô giáo, cán bộ Bách khoa luôn sẵn lòng giúp đỡ chị.
Chị nhớ mãi nhiều tối muộn ngày làm việc, thầy Vũ Mạnh Hải, Phạm Đức Dương thấy phòng chị Kiều vẫn sáng đèn thì tạt qua, hỏi chị đang bận việc gì rồi không nề hà xắn tay làm cùng. Việc chị Kiều tưởng mình phải thức suốt đêm mới làm xong đã được các đồng nghiệp nhiệt tình hỗ trợ, hoàn thành sau 1 tiếng. Những đồng nghiệp trẻ như các cô Lê Thị Dung, Lê Khánh Trang, Ngô Quỳnh Chi, Đỗ Hải An... luôn giúp đỡ công việc trong bộ môn và giảng dạy mỗi khi chị Kiều bận rộn.
Mới bắt đầu nhiệm kỳ Phó Viện trưởng, gặp khó khăn, vướng mắc, chị Kiều lại được TS. Nguyễn Thị Hương – Ban Đào tạo và PGS. Phan Thanh Thảo – khi đó là Viện trưởng Viện Dệt may - Da giầy và Thời trang - tận tình hướng dẫn. Chị Kiều học từ các đồng nghiệp sự chỉn chu, trách nhiệm, quan tâm đến từng người trong đơn vị.
Sau 1 nhiệm kỳ làm quản lý, chị Kiều xin được tập trung cho chuyên môn, dành thời gian chăm sóc gia đình. “Xung quanh tôi có rất nhiều đồng nghiệp trẻ, rất giỏi và nhiệt huyết. Các bạn sẽ đưa Khoa, Trường vươn xa hơn nữa!” - Chị Kiều cười hiền nói.
Quan điểm sống của cô giáo, nhà khoa học
![]() |
TS. Trần Thị Minh Kiều hướng dẫn nhóm sinh viên đoạt giải Nhất tại Hội nghị sinh viên NCKH lần thứ 41 năm học 2023 - 2024 |
Bắt đầu từ năm 2006 - khi đang làm NCS tại Hàn Quốc, chị Kiều đã đi theo hướng nghiên cứu thiết kế 3D cho người Việt Nam. Thời điểm đó, ngay tại Hàn Quốc, ngành may mặc cũng chưa triển khai theo hướng này.
Nghiên cứu này quan trọng nhất là thu thập dữ liệu 3D đầu vào, nhưng lúc đó tại Việt Nam còn chưa có máy quét 3D. Chị Kiều nghiên cứu kỹ phương pháp thu thập dữ liệu thủ công mà không dùng máy quét 3D, chuẩn bị tinh thần vượt ngàn chông gai để thu thập dữ liệu.
Thật may mắn, thời điểm ấy, Viện Nghiên cứu Dệt may Việt Nam (Minh Khai, Hà Nội) chuẩn bị nhập máy quét 3D, chị Kiều về Việt Nam xin làm bán thời gian tại đây từ giai đoạn nhận CGCN và được Viện cho phép sử dụng những dữ liệu thu thập được trong khoảng thời gian này cho luận án tiến sĩ.
Năm 2012, tân TS. Trần Thị Minh Kiều mang kết quả nghiên cứu giới thiệu đến các doanh nghiệp Việt Nam, cái chị Kiều nhận về là những “ánh nhìn nghi hoặc”! Có người còn hỏi ngược: Sao tin được chuyện thiết kế thời trang ảo, may ảo, thử ảo rồi cắt một cái mặc lên người vừa vặn luôn?
Nghe vậy, chị Kiều buồn lắm, nhưng chị không bỏ cuộc và tiếp tục nghiên cứu.
Sau khi về Bách khoa Hà Nội, chị Kiều làm NCKH đề tài cấp Trường về Thời trang may sẵn có hiệu chỉnh thiết kế cho từng cá nhân. Chị chủ động đến doanh nghiệp làm khảo sát, giới thiệu về phần mềm thiết kế 3D và đề tài nghiên cứu - tương lai phát triển của ngành Dệt May. “Lúc đó, người ta nhìn tôi kiểu: Chắc cô này bị làm sao!!!” - Chị Kiều nhớ lại.
Hai lần bị từ chối phũ phàng, chị Kiều vẫn quyết tâm theo đuổi hướng nghiên cứu với niềm tin sắt đá: Rồi sẽ có ngày doanh nghiệp may Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của thiết kế 3D trong ngành công nghiệp thời trang.
Năm 2017, môn thiết kế 3D đã có mặt trong chương trình học của sinh viên Viện Dệt may - Da giầy và Thời trang, Bách khoa Hà Nội. Mới đây, chị Kiều hướng dẫn NCS bảo vệ thành công luận án nghiên cứu ứng dụng AI phân tích vóc dáng cơ thể nam giới người Việt Nam để xây dựng Avatar sử dụng trong phần mềm thiết kế.
Sau 12 năm từ khởi đầu nghiên cứu thiết kế 3D trong thời trang ứng dụng cho người Việt Nam của chị Kiều, hiện thiết kế 3D là kỹ thuật không thể thiếu khi nhắc đến ngành công nghiệp này. Trong suốt câu chuyện, chị Kiều luôn tâm đắc “quan điểm về nhì”, không ganh đua, bon chen. Nhưng có lẽ, chị Kiều luôn về nhất về sự kiên định theo đuổi đến cùng trong NCKH!
Niềm hạnh phúc làm cô giáo, người thân của sinh viên
Đặc thù sinh viên Khoa Dệt May - Da giầy và Thời trang là nhiều sinh viên nữ. Chị Kiều thương yêu các sinh viên như con gái mình.
“Thương ơi là thương” là câu cảm thán chị kể về một sinh viên nữ đang học xin phép về quê vì bố đột ngột qua đời. 1 - 2 tuần sau, nữ sinh viên lên hỏi chị Kiều thủ tục xin nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Chị động viên em suy nghĩ kỹ vì sắp học xong, nếu khó khăn, chị sẽ đóng học phí giúp. Một tối khuya, sinh viên gọi điện thoại cho chị Kiều, giọng run run: “Cô ơi, 12h trưa mai là hết hạn đóng học phí, cô có thể giúp em được không ạ?”. Chị Kiều đồng ý ngay.
Lật đật mở xem tài khoản, chị Kiều ngớ ra vì tài khoản chỉ còn ít tiền, định gọi chồng “cứu net” thì nhớ ra mai có lương. “Đêm đó tôi cứ thấp thỏm ngủ, thương sinh viên chắc đang hoang mang chờ cô mà mãi không thấy”. Sáng hôm sau nhận lương, chị Kiều chuyển khoản ngay cho sinh viên. Kể chuyện cho chồng, câu đầu tiên anh bảo: “Sao không nói với anh? Em định chơi trò ú tim sao?”.
Nữ sinh viên giờ đang học năm thứ 4. Chuyện gia đình dần ổn nên em chỉ nhờ chị Kiều giúp học phí duy nhất kỳ học đó. Hiện em vừa học vừa làm thêm. Thỉnh thoảng em lại mang sắn dây mẹ em làm, trứng gà quê... biếu cô giáo. Gặp nhau, cô vuốt tóc trò, trò nắm chặt tay cô... đi ngang qua thấy sẽ nghĩ hai mẹ con đang thủ thỉ.
Ai gặp TS. Trần Thị Minh Kiều cũng sẽ cảm nhận chị là một người phụ nữ dịu dàng như nước. Dòng nước mềm mại ấy ẩn chứa sự mạnh mẽ; để song song với cô giáo khiêm tốn, tràn đầy tình yêu thương là một nhà khoa học dù con đường phía trước có gập ghềnh đến mấy vẫn theo đuổi mãnh liệt, kiên định với niềm tin chắc chắn sẽ làm được.
Các tin khác

PGS Đặng Thị Mỹ Dung – người giàu có về sở hữu trí tuệ

PGS.TS Nguyễn Minh Tân: Niềm vui được là chính mình

Nhận diện nông nghiệp hữu cơ dưới góc nhìn sở hữu trí tuệ

Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đồ án của nữ sinh Kiến trúc Việt Nam được vinh danh tại “đấu trường” quốc tế

Đại học Bách Khoa Hà Nội góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững bằng công nghệ AI

Những nhà khoa học nữ giữ lửa nhiệt huyết nghiên cứu

Nghiên cứu phát triển quy trình hướng tới nền kinh tế trung hòa carbon

Chế độ ăn lành mạnh, giảm tác động môi trường và đảm bảo hệ thống thực phẩm bền vững tại Việt Nam
Đọc nhiều

Cần Thơ: Ra mắt công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Hậu

Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus EVIS X1 CV1500 hiện đại nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hoá

Trường THCS Linh Đàm chú trọng xây dựng không gian học tập xanh

Tưng bừng Lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu 2025: "Ông Cầu" số 20 vô địch

Cần Thơ khai trương Bệnh viện Đa khoa quy mô 155 giường nội trú
Videos
E-magazine Inforgraphic Video

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Phòng ngừa cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán

Bản tin tổng hợp số 8 tháng 11 của Tạp chí Sức khoẻ & Môi trường

Hà Nội (Q.Hà Đông) : Môi trường sống của người dân không được đảm bảo bởi những công trình vi phạm TTXD

Giải pháp giảm thiểu đốt ngoài trời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp - Cơ hội từ GAHP

Ngành Thép hướng tới tiêu hao nguyên liệu thấp

Chính thức thông cầu phao tạm thay thế cầu Phong Châu (Phú Thọ)

Cách xử lý vệ sinh môi trường sau mùa bão lụt

Tạp chí Sức Khỏe & Môi Trường chia sẻ khó khăn với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão Yagi

Thái Nguyên "gồng mình" vượt qua trong cơn lũ lịch sử

Tổng thống Brazil Lula da Silva thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Triển khai kế hoạch tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

Nhịp đập nơi vùng biên - Kỳ 4: Kinh tế biển – lợi thế vùng đất Chín rồng

Cuộc giải cứu nghẹt thở bé gái bị uy hiếp ở Bắc Ninh

Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon

Đánh thuế bia, rượu, thuốc lá để thay đổi hành vi người tiêu dùng

Yến sào Khánh Hoà 16 năm liên tiếp đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”

Phát triển kinh tế tư nhân – đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Nhiều chương trình hấp dẫn đón Xuân Ất Tỵ tại Cantho Eco Resort

Trung Quốc: Số ca mắc bệnh lý đường hô hấp tiếp tục tăng

Báo động tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em gái

WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng: “Kiến tạo nụ cười, mang đến hạnh phúc”

Thực hư tin đồn phòng khám thẩm mỹ Cao Kim lừa đảo?

Cao Kim và những sự thật bạn chưa biết

Bác sĩ Đình Khanh và kỹ thuật "độc bản" treo sa trễ sẹo chữ J: Giải pháp tối ưu cho vòng 1 chảy xệ

Đổi mới sáng tạo khẳng định vị thế của nông nghiệp Việt Nam

Nông dân Cần Thơ sử dụng máy bay để phun thuốc, bón phân cho lúa

PGS.TS Lê Minh Thùy - Kiên định con đường đã chọn: Giảng dạy và nghiên cứu khoa học

GS.TS. Nguyễn Thị Huệ theo đuổi đam mê vì một môi trường xanh và bền vững
Nổi bật

Tổng thống Brazil Lula da Silva thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Cần chú ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp

Triển khai kế hoạch tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Tấn Minh luôn hết lòng vì sự nghiệp y tế

Nhịp đập nơi vùng biên - Kỳ 4: Kinh tế biển – lợi thế vùng đất Chín rồng

Hơn 30 chuyên gia từ Mỹ và Anh khám từ thiện cho bệnh nhân nghèo

TTYT huyện Yên Lạc: Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng người bệnh

Bệnh viện C Thái Nguyên: Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên nỗ lực vượt mọi khó khăn trong khám và điều trị bệnh

Trung tâm Y tế thị xã Phổ Yên: Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin

Bệnh viện A Thái Nguyên: Nỗ lực, cống hiến, vì sức khỏe nhân dân

Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ: Nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Trung tâm Y tế Chợ Đồn (Bắc Kạn): Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
